Thế giới

WHO cảnh báo nạn nhân động đất có thể lên 20.000 người, các nước đua cứu trợ

ClockThứ Ba, 07/02/2023 15:25
Úc và New Zealand ngày 7/2 thông báo viện trợ 11,5 triệu USD cho các nạn nhân động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ. Trong khi đó, WHO cảnh báo số nạn nhân thiệt mạng có thể lên tới hơn 20.000 người.

Đại sứ quán Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ sẵn sàng hỗ trợ công dân Việt Nam bị ảnh hưởng của động đất

Hàng viện trợ các nạn nhân của trận động đất ngày 6/2 từ Trăng lưỡi liềm đỏ chuẩn bị đến Syria từ sân bay quốc tế Baghdad ở Baghdad, Iraq, ngày 6/2. Ảnh: REUTERS

WHO: Nạn nhân động đất có thể lên hơn 20.000 người

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) bày tỏ quan ngại số người thiệt mạng trong thảm họa động đất xảy ra tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria sẽ còn tiếp tục tăng cao.

"Có khả năng sẽ còn tiếp tục xảy ra những vụ sập nhà tiếp theo (do ảnh hưởng của trận động đất), do đó chúng tôi thường ước tính con số thiệt hại có thể tăng gấp 8 lần so với con số ban đầu. Thật không may, chúng tôi luôn thấy sự dự tính đó đúng với các trận động đất. Các báo cáo ban đầu về số người thiệt mạng hoặc bị thương sẽ tăng khá đáng kể trong tuần tiếp theo", bà Catherine Smallwood - quan chức cấp cao về các tình huống khẩn cấp của Văn phòng WHO tại khu vực châu Âu - phát biểu với báo giới ngày 6/2.

Trước đó, WHO dự đoán sơ bộ số người thiệt mạng trong cơn địa chấn kinh hoàng này tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria là hơn 2.600 người.

Theo cập nhật của Đài CNN, đến sáng 7/2, hơn 24 tiếng sau trận động đất mạnh 7,8 độ, các cơ quan chức năng xác nhận ít nhất 4.372 người đã thiệt mạng.

Úc, New Zealand viện trợ 11,5 triệu USD

Ngày 7/2, Úc và New Zealand công bố khoản viện trợ 11,5 triệu USD cho các nạn nhân của trận động đất trong khi nhiều nước khác cũng góp sức.

Trong một cuộc họp báo chung ở Canberra ngày 7/2, Thủ tướng Úc Anthony Albanese cho biết nước này sẽ cung cấp khoản hỗ trợ nhân đạo ban đầu trị giá 10 triệu USD cho khu vực hứng chịu động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria.

Khoản hỗ trợ này sẽ được triển khai thông qua Hội Chữ thập đỏ, Trăng lưỡi liềm đỏ và các tổ chức nhân đạo khác.

"Sự hỗ trợ của Úc sẽ hướng đến những người có nhu cầu lớn nhất", Thủ tướng Albanese cho biết.

Thủ tướng New Zealand Chris Hipkins cũng thông báo Wellington sẽ đóng góp 1,5 triệu USD. Ngoại trưởng New Zealand Nanaia Mahuta cho biết khoản viện trợ nhân đạo này "sẽ hỗ trợ các đội từ Trăng lưỡi liềm đỏ Thổ Nhĩ Kỳ và Trăng lưỡi liềm đỏ Saudi Arabia vận chuyển các mặt hàng cứu trợ thiết yếu như thực phẩm, lều và chăn, đồng thời cung cấp hỗ trợ y tế và tâm lý cứu người".

Ngoài ra, lực lượng không quân Ấn Độ cho biết đội cứu trợ thảm họa đầu tiên của Ấn Độ đã lên đường đến Thổ Nhĩ Kỳ vào tối 6/2 theo giờ địa phương.

Các máy bay chở hàng viện trợ từ Iraq và Iran cũng đến sân bay quốc tế Damascus của Syria. Hãng tin SANA của Syria đưa tin hàng viện trợ của Iran đã đến ngay trong ngày 6/2, trong khi hàng viện trợ của Iraq đến nơi vào sáng sớm 7-2.

Ông Mahdi Ghanem, một quan chức tại Bộ Ngoại giao Iraq, nói với SANA rằng mỗi chiếc máy bay của họ chở khoảng 70 tấn thực phẩm, vật tư y tế, chăn màn và các vật dụng cần thiết.

Về phía Mỹ, Tổng thống Joe Biden đã nói chuyện với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan để gửi lời chia buồn, cũng như tái khẳng định Washington sẵn sàng hỗ trợ Istanbul sau trận động đất thảm khốc.

Pakistan, Mexico, Israel và nhiều nước khác cũng đã gửi hỗ trợ đến khu vực thảm họa.

Theo Tuoitre

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức

Từ ngày 26 - 29/11, các đoàn đại biểu từ hơn 110 quốc gia đang tập trung ở Thủ đô Bangkok, Thái Lan để đưa ra các lộ trình quốc gia và đàm phán một tuyên bố chung về sức khỏe răng miệng tại Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu đầu tiên, do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tổ chức.

Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức
COP29: WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu

Ngay trước thềm Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lên tiếng kêu gọi chấm dứt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, đồng thời ủng hộ sự thích ứng và phục hồi lấy con người làm trung tâm.

COP29 

WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu
Return to top