Thế giới

WHO: Châu Âu phải đối mặt với nhiều khủng hoảng sức khoẻ vào mùa hè này

ClockThứ Tư, 28/06/2023 08:16
TTH.VN - Văn phòng khu vực của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 27/6 vừa phát cảnh báo, châu Âu đang phải đối mặt với vô số cuộc khủng hoảng sức khoẻ trong mùa hè này, có thể kể đến bao gồm COVID kéo dài, nhiệt độ leo thang và sự bùng phát trở lại của các ca nhiễm bệnh Đậu mùa Khỉ (MPOX).

Các hợp chất gây ung thư được tìm thấy trong thực phẩm hàng ngàyOmicron lây lan nhanh chóng, hệ thống y tế châu Âu quá tảiHội nghị Thượng đỉnh Y tế thế giới thảo luận về đại dịch toàn cầuChâu Âu và kế hoạch mở cửa trở lại nền kinh tế sau dịch COVID-19Các lệnh phong toả ở châu Âu giúp ngăn chặn 11.300 ca tử vong sớm do ô nhiễm không khí

leftcenterrightdel
COVID kéo dài là một trong những vấn đề đáng báo động đang ảnh hưởng lớn đến khu vực châu Âu. Ảnh minh hoạ: AFP/TTXVN/Vietnam+ 

WHO nhận định, tác động dai dẳng của COVID kéo dài đối với người dân châu Âu là đặc biệt đáng báo động.

Hans Henri P. Kluge, Giám đốc Khu vực châu Âu của WHO cho biết: “Gần 36 triệu người trên khắp Khu vực châu Âu của WHO có thể đã trải qua tình trạng COVID kéo dài trong 3 năm đầu tiên của đại dịch. Con số này tương đương với tỷ lệ 1/30 người ở châu Âu”.

Theo đó, mỗi tuần, gần 1.000 ca tử vong mới liên quan đến COVID-19 vẫn đang được báo cáo trong khu vực.

Trước tình hình này, Giám đốc Hans Henri P. Kluge nhận định: “Trừ khi chúng ta phát triển các phương pháp chẩn đoán và điều trị toàn diện cho vấn đề COVID kéo dài, bằng không chúng ta sẽ không bao giờ thực sự phục hồi sau đại dịch. Cách tốt nhất để tránh COVID kéo dài là tránh COVID-19 ngay từ đầu”.

Theo các chuyên gia, những nhóm dân số dễ bị tổn thương nên được ưu tiên tiêm phòng, bao gồm người già, những người có bệnh nền và những người bị suy giảm miễn dịch.

Bên cạnh cuộc khủng hoảng COVID kéo dài, châu Âu hiện cũng đang phải vật lộn với vấn đề nắng nóng cực độ. Một báo cáo từ Liên minh châu Âu và Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) gần đây cho biết, châu Âu đang nóng lên với tốc độ gấp đôi so với tốc độ trung bình toàn cầu.

Nhiệt độ cực cao đã cướp đi sinh mạng của 20.000 người chỉ riêng từ tháng 6 – tháng 8/2022 và mức nhiệt ghi nhận ở Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha trong năm nay đã vượt quá 40oC.

Trong một đòn giáng mạnh hơn nữa vào khu vực, quan chức của WHO ghi nhận sự bùng phát trở lại của các ca nhiễm bệnh Đậu mùa Khỉ (MPOX) ở nhiều nước khác nhau, bao gồm Vương quốc Anh, Tây Ban Nha, Bỉ và Hà Lan. Để giảm thiểu tình trạng này, việc tiêm phòng và triển khai các biện pháp phòng ngừa là rất quan trọng.

“Hãy tiêm phòng MPOX nếu có vaccine và bạn đủ điều kiện. Nếu có triệu chứng, cần ngay lập tức hạn chế tiếp xúc với người khác”, Giám đốc Kluge nhấn mạnh.

Ông Kluge cho biết, cần có một cách tiếp cận toàn diện và hợp tác để giải quyết các trường hợp khẩn cấp về sức khoẻ này. Trong đó, cả ba vấn đề bao gồm COVID-19, MPOX và nhiệt độ cực cao đều kêu gọi sự thay đổi trong cách tiếp cận tập thể của khu vực, nhất là trong việc phân bổ nguồn lực và cả trong hành vi cá nhân của mỗi người.

Đan Lê (Lược dịch từ Xinhua Net)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nắng nóng gay gắt tác động mạnh đến ngành du lịch châu Âu

Mùa hè oi bức do khủng hoảng khí hậu ở châu Âu hiện đang là vấn đề khiến nhiều du khách lo lắng. Các chuyên gia cho biết, mức quan tâm của khách du lịch muốn đến các quốc gia Địa Trung Hải có khí hậu nhiệt đới đã giảm trong năm 2023 giữa các đợt nắng nóng và cháy rừng kỷ lục. Trong khi đó, các điểm đến ôn đới với khí hậu dễ chịu hơn ngày càng trở nên phổ biến.

Nắng nóng gay gắt tác động mạnh đến ngành du lịch châu Âu
5 giải đấu bóng đá lớn của châu Âu tạo ra 19,6 tỷ euro

Theo báo cáo đánh giá thường niên về tài chính bóng đá của Công ty Deloitte, thị trường bóng đá châu Âu đã tăng 16% trong mùa giải 2022 - 2023 lên 35,3 tỷ euro (tương đương 37,86 tỷ USD) nhờ việc dỡ bỏ các biện pháp hạn chế liên quan đến COVID-19, khi người hâm mộ quay trở lại các sân vận động và World Cup 2022.

5 giải đấu bóng đá lớn của châu Âu tạo ra 19,6 tỷ euro
Return to top