Thế giới

WHO: Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp nhất ở châu Mỹ

ClockThứ Bảy, 13/06/2020 08:25
TTH.VN - Thông tin mới cập nhật trên trang CNA ngày 13/6 cho biết, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhận định rằng châu Mỹ hiện đang gánh chịu đợt dịch COVID-19 nghiêm trọng, trong đó Bắc Mỹ và Nam Mỹ có đến 4/10 quốc gia lọt top các nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất thế giới.

Ghép phổi thành công mang lại hy vọng sống cho nhiều bệnh nhân COVID-19Liên Hiệp quốc: Nguy cơ lao động trẻ em gia tăng từ đại dịchASEAN: Sử dụng trang web visitseasia.travel làm nền tảng cập nhật du lịch và COVID-19Dịch bệnh chưa “hạ nhiệt” ở Nam Mỹ, Nga đã có thuốc chữa Covid-19Triển vọng và thách thức cho quá trình phục hồi du lịch Đông Nam Á

WHO: Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp nhất ở châu Mỹ. Ảnh minh họa: Reuters/ VOV

Không chỉ Bắc Mỹ và Nam Mỹ, cũng có rất nhiều người mắc COVID-19 ở Trung và Nam Mỹ, đặc biệt là Brazil và Mexico, chuyên gia về các vấn đề khẩn cấp hàng đầu của WHO Mike Ryan nhấn mạnh. Tình hình dịch bệnh ở Brazil – nơi hiện đang là 1 trong những điểm nóng toàn cầu về COVID-19 đang ngày càng gây nên nhiều lo ngại, đặc biệt là tại các thành phố đông dân.

Hệ thống y tế của Brazil “vẫn đang tiếp tục đối phó với dịch bệnh”, mặc dù một số trung tâm chăm sóc đặc biệt đang chịu áp lực nặng nề với tỷ lệ lấp đầy giường bệnh lên đến 90%.

Cùng lúc đó, Mexico cũng ghi nhận gần 130.000 trường hợp nhiễm COVID-19 và 15.000 người đã tử vong.

Tính đến thời điểm hiện tại, Brazil là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề thứ hai trên thế giới, với hơn 800.000 ca dương tính và 41.000 trường hợp tử vong. Tuy nhiên, dẫn đầu vẫn là Mỹ - đất nước có hơn 2 triệu người nhiễm virus SARS-CoV-2 và gần 114.000 người tử vong.

“Chúng tôi đang rất nỗ lực để đối phó với dịch bệnh, đặc biệt là khu vực phía Nam. Một số quốc gia đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc thoát khỏi tình trạng phong tỏa bởi số ca nhiễm đang tăng cao chóng mặt. Có thể đại dịch đã lây lan trở lại khi các nước bắt đầu nới lỏng hạn chế, tiến đến mở cửa nền kinh tế và mọi người bắt đầu tụ tập như trước khi có dịch. Điều này hoàn toàn có thể xảy ra khi tỷ lệ xét nghiệm không còn đầy đủ như trước và việc thực thi hạn chế xã hội đã không còn gắt gao”, ông Mike Ryan cho hay.

Cùng với đó, chuyên gia Mike Ryan cũng thừa nhận áp lực mà các nước đang phải gánh chịu để bình thường hòa đất nước, đặc biệt là những khó khăn khi nỗ lực giảm thiểu tối đa tác động kinh tế mà cuộc khủng hoảng sức khỏe đã gây ra.

Không kể các nước đang có tình hình dịch nghiêm trọng, rất nhiều nước khác tuy đã vượt qua đỉnh dịch, song điều này không có nghĩa là họ đã chiến thắng. Các ca nhiễm mới vẫn được ghi nhận.

Phát biểu về vấn đề này, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nhấn mạnh rằng thế giới cần nâng cao cảnh giác để chống lại loại virus nguy hiểm SARS-CoV-2 ngay cả khi tình hình dịch ở một số khu vực đã suy yếu.

“Nỗi lo sợ về dịch bệnh của chúng tôi ở khu vực châu Âu đã giảm đi, song lại tăng lên ở những nơi khác”, ông Tedros chia sẻ.

Ngoài ra, ông cũng khẳng định rằng nhu cầu về vaccine phòng bệnh COVID-19 rất lớn và liều thuốc hiệu quả cần được chia sẻ công bằng giữa mọi quốc gia như một dạng hàng hóa công cộng toàn cầu để tất cả cá nhân trên thế giới đều có cơ hội tiếp cận sử dụng.

Trong một thông tin có liên quan, tính đến 7h23p ngày 13/6 theo giờ Việt Nam, thế giới ghi nhận tổng cộng hơn 7,7 triệu ca nhiễm COVID-19, hơn 427.000 người tử vong và gần 4 triệu người đã bình phục. Đại dịch đã lây lan đến 213 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA & Worldmeters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Y tế kỹ thuật cao: Tạo đà bứt phá, vươn tầm.

Năm 2023, Bệnh viện Trung ương Huế là đơn vị tiêu biểu xuất sắc trong các đơn vị y tế của cả nước về phát triển các kỹ thuật cao: Ghép tạng, ghép tế bào gốc tạo máu tự thân, lĩnh vực ung thư, đột quỵ, tim mạch...

Y tế kỹ thuật cao Tạo đà bứt phá, vươn tầm
HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH G20:
Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu

Tại thành phố Rio de Janeiro (Brazil), từ ngày 18 - 19/11, các nhà lãnh đạo sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), với chủ đề “Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững”, nhằm giải quyết một loạt vấn đề từ đói nghèo đến cải cách các thể chế toàn cầu.

Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu
Có một thế giới truyện ngắn Trần Băng Khuê

Đọc Trần Băng Khuê, tôi không có cảm giác đang chạm vào một cấu trúc hư cấu kiểu mẫu, mà đang mò mẫm bước qua từng không gian luôn khép kín, chỉ có một cánh cửa để mở vào một không gian khác và cứ thế dẫm lên những siêu hiện thực không ngừng được bày ra.

Có một thế giới truyện ngắn Trần Băng Khuê
Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới

Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP29) tổ chức tại Baku (Azerbaijan) từ ngày 11 - 22/11 đưa tính cấp thiết của việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu trở lại chương trình nghị sự quốc tế.

Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới
Return to top