Thế giới

WHO kêu gọi 23,4 tỷ USD giúp chấm dứt đại dịch COVID-19

ClockThứ Sáu, 29/10/2021 17:30
TTH.VN - Hôm qua (28/10), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa công bố một chiến lược mới, trong đó kêu gọi nguồn tài trợ 23,4 tỷ USD để chống lại sự bất bình đẳng trong việc tiếp cận vaccine, xét nghiệm và phương pháp điều trị COVID-19, khi số ca nhiễm COVID-19 trên toàn cầu gia tăng lần đầu tiên sau 2 tháng.

WHO: Tiếp cận vaccine không công bằng là trở ngại trong chấm dứt đại dịchCa Covid-19 toàn cầu vượt 89 triệu, WHO kêu gọi nước giàu chia sẻ vaccine

WHO nỗ lực phân phối vaccine cho các nước nghèo thông qua sáng kiến COVAX. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo WHO, nguồn tài trợ cho cơ chế Tăng tốc tiếp cận các công cụ ứng phó với COVID-19” (ACT) - sáng kiến ​​toàn cầu do LHQ hậu thuẫn nhằm chấm dứt đại dịch - có vai trò rất quan trọng để ngăn chặn nguy cơ có thêm khoảng 5 triệu người tử vong, và gây thiệt hại 5,3 nghìn tỷ USD cho nền kinh tế toàn cầu.

Kế hoạch chiến lược và ngân sách cho cơ chế ACT sẽ giúp các quốc gia có nguy cơ cao nhất đảm bảo và triển khai các công cụ này từ nay đến tháng 9/2022.

Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết thông qua sáng kiến chia sẻ vaccine COVAX, ACT Accelerator cho đến nay đã phân phối 425 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 cho 144 quốc gia. Ngoài ra, gần 130 triệu bộ xét nghiệm, oxy tăng cường, thiết bị bảo hộ cá nhân (PPE) và các liệu pháp điều trị COVID-19, cũng đã được phân phối.

Tuy nhiên, ông Tedros cho rằng cơ chế ACT vẫn chưa phát huy hết tiềm năng có thể “bởi những hạn chế nghiêm trọng về nguồn cung và tài chính”. Ông cũng cảnh báo trừ khi đại dịch được kiểm soát trên toàn thế giới, nếu không, virus sẽ đột biến và tiếp tục lưu hành khắp mọi nơi.

“Khả năng lây truyền cao của biến thể Delta đã củng cố những gì chúng tôi đã cảnh báo từ khi xây dựng cơ chế ACT rằng chỉ riêng vaccine sẽ không thể làm chấm dứt đại dịch. Chúng ta cần tất cả các công cụ: vaccine, xét nghiệm, phương pháp điều trị, PPE và các biện pháp y tế công cộng để chống lại COVID-19, cứu sống người dân và sinh kế”.

Sự gia tăng đột biến số ca nhiễm COVID-19 trên toàn cầu là một lời nhắc nhở rằng đại dịch còn lâu mới kết thúc. Lần đầu tiên sau 2 tháng, các con số lại đang tăng lên, phần lớn là do sự gia tăng liên tục số ca nhiễm và tử vong ở châu Âu, nhiều hơn sự sụt giảm ở những nơi khác.

Theo Tổng giám đốc WHO, đại dịch vẫn tiếp diễn chủ yếu là do sự không bình đẳng trong khả năng tiếp cận các công cụ vẫn tồn tại. Tính đến ngày 28/10, đã có 244,8 triệu ca nhiễm COVID-19 được xác nhận trên toàn thế giới và 4,9 triệu trường hợp tử vong. Nếu 6,8 tỷ liều vaccine được sử dụng trên toàn cầu cho đến nay được phân phối công bằng thì thế giới đã đạt được mục tiêu tiêm chủng 40% ở mọi quốc gia, WHO cho biết.

Trước thềm hội nghị thượng đỉnh G20 vào cuối tuần này tại Rome, Tổng giám đóc Tedros đưa ra lời kêu gọi tới các quốc gia công nghiệp hàng đầu thế giới tài trợ đầy đủ cho cơ chế ACT và hỗ trợ việc tạo ra hiệp ước toàn cầu có tính ràng buộc pháp lý về sự chuẩn bị và ứng phó với đại dịch. Ông cũng kêu gọi thành lập Uỷ ban tài trợ cho các mối đe dọa về sức khỏe, được hỗ trợ bởi Quỹ trung gian tài chính, do Ngân hàng Thế giới chủ trì.

Trong một tuyên bố chung ngày 28/10, LHQ và Phong trào Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ Quốc tế cho biết mục tiêu bình đẳng vaccine cho mọi người dân vẫn chưa đạt được. Từ đó, các tổ chức này kêu gọi tăng cường năng lực sản xuất và phân phối vaccine, đặc biệt là ở các nước có thu nhập thấp và trung bình, thúc đẩy chuyển giao công nghệ, đồng thời kêu gọi các nhà sản xuất dỡ bỏ tất cả các rào cản còn lại để cho phép các cơ quan nhân đạo dễ dàng tiếp cận với các nguồn cung vaccine hơn.

BẢO NGHI (Lược dịch từ UN News)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ASEAN hướng đến mục tiêu an ninh và tự lực vaccine cho khu vực

Trong những năm gần đây, tầm quan trọng của vaccine đã và đang được nhấn mạnh. Đại dịch COVID-19 đã phơi bày khoảng cách về năng lực của nhiều quốc gia, bao gồm cả các nước trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) khi nói đến đảm bảo tiếp cận vaccine kịp thời. Tương tự như các khu vực khác, ASEAN đã nhận ra nhu cầu cấp thiết phải tăng cường hệ sinh thái/cơ sở hạ tầng vaccine bằng cách sử dụng sáng kiến An ninh và Tự lực vaccine (AVSSR) để đối phó với những vấn đề này.

ASEAN hướng đến mục tiêu an ninh và tự lực vaccine cho khu vực
WHO và các ngân hàng phát triển đa phương khởi động nền tảng tài trợ y tế mới

Nền tảng đầu tư tác động y tế mới, một quan hệ đối tác mang tính bước ngoặt giữa các ngân hàng phát triển đa phương, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình sẽ giải quyết nhu cầu cấp thiết về các nỗ lực phối hợp nhằm tăng cường chăm sóc sức khỏe ban đầu ở những cộng đồng dễ bị tổn thương và chưa được phục vụ đầy đủ, qua đó giúp xây dựng khả năng phục hồi nhanh trước các mối đe dọa.

WHO và các ngân hàng phát triển đa phương khởi động nền tảng tài trợ y tế mới
KHÓA HỌP 79 ĐẠI HỘI ĐỒNG LIÊN HỢP QUỐC:
WHO kêu gọi hành động để giải quyết vấn nạn kháng thuốc kháng sinh toàn cầu

Tại các cuộc họp trong khóa họp 79 Đại hội đồng Liên hợp quốc (UNGA79), sự kiện đang được tổ chức tại New York (Mỹ) từ ngày 20 - 30/9, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và các đối tác sẽ kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới giải quyết những thách thức quan trọng về sức khỏe toàn cầu, đồng thời đầu tư vào sức khỏe cộng đồng toàn cầu.

WHO kêu gọi hành động để giải quyết vấn nạn kháng thuốc kháng sinh toàn cầu
Return to top