Thế giới

WHO kêu gọi đầu tư khẩn cấp vào cuộc chiến chống bệnh lao

ClockThứ Năm, 24/03/2022 16:52
TTH.VN - Nhân Ngày Thế giới phòng chống bệnh lao (24/3) năm nay, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lên tiếng kêu gọi đầu tư khẩn cấp vào cuộc chiến chống bệnh lao, “để cứu sống thêm hàng triệu người”.

Số ca tử vong do bệnh lao tăng trở lại trên toàn cầuSẽ có thêm nhiều ca tử vong vì lao, AIDS ở các nước nghèo vì COVID-19Giữa đại dịch COVID-19, bệnh lao vẫn là mối đe dọa chết người ở Đông Nam ÁWHO: Tiến bộ chống lại bệnh lao “đối mặt với nguy cơ”

Lao vẫn là một trong những căn bệnh truyền nhiễm gây chết người nguy hiểm nhất thế giới. Ảnh: ksbtdanang

Mặc dù bệnh lao có thể phòng ngừa và có thể được chữa khỏi, nhưng đây vẫn là một trong những căn bệnh truyền nhiễm gây chết người nguy hiểm nhất thế giới, WHO nhấn mạnh.

Mỗi ngày, bệnh lao cướp đi sinh mạng của hơn 4.100 người và gần 28.000 người mắc mới, mặc dù thực tế đã có 66 triệu sinh mạng được cứu sống kể từ năm 2000 nhờ những nỗ lực toàn cầu chống lại bệnh lao.

Theo WHO, chi tiêu toàn cầu cho việc chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa bệnh lao trong năm 2020 chưa bằng một nửa mục tiêu toàn cầu hàng năm là 13 tỷ USD. Đối với việc nghiên cứu và phát triển, cần thêm 1,1 tỷ USD/năm.

“Cần phải đầu tư khẩn cấp để phát triển và mở rộng khả năng tiếp cận với các dịch vụ và công cụ tiên tiến nhất nhằm ngăn ngừa, phát hiện và điều trị bệnh lao, từ đó có thể cứu sống hàng triệu người mỗi năm, thu hẹp bất bình đẳng và tránh thiệt hại lớn về kinh tế”, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết, và khẳng định “những khoản đầu tư này mang lại lợi nhuận lớn cho các quốc gia và các nhà tài trợ, giúp giảm chi phí chăm sóc sức khỏe và tăng năng suất lao động”.

WHO cũng nhấn mạnh nhu cầu hành động toàn cầu đang “cấp bách hơn bao giờ hết”, vì đại dịch COVID-19 đã đảo ngược nhiều năm tiến bộ trong việc ngăn ngừa lây truyền bệnh lao. Lần đầu tiên trong hơn một thập kỷ, số ca tử vong do bệnh lao trong năm 2020 lại tăng lên.

Xung đột trên khắp Đông Âu, châu Phi và Trung Đông, đã làm cho các nhóm dân số dễ bị tổn thương dễ mắc bệnh lao hơn, càng nhấn mạnh sự cần thiết phải hành động để đáp ứng các cam kết toàn cầu về chấm dứt bệnh lao.

WHO cho biết “các khoản đầu tư vào các chương trình phòng chống lao đã chứng tỏ lợi ích không chỉ đối với người bị lao mà còn đối với hệ thống y tế và sự chuẩn bị cho đại dịch… Dựa trên những bài học kinh nghiệm từ COVID-19, cần có sự đầu tư và hành động xúc tác để đẩy nhanh sự phát triển của các công cụ mới, đặc biệt là vaccine ngừa lao mới”.

Tuy nhiên, tiến độ đạt được các mục tiêu về bệnh lao hiện đang gặp rủi ro chủ yếu do thiếu kinh phí.

Từ năm 2018 đến năm 2020, có 20 triệu người được điều trị lao, đạt 50% trong mục tiêu 5 năm sẽ kết thúc vào năm 2022. Cũng trong thời gian đó, 8,7 triệu người đã được điều trị dự phòng lao, chỉ chiếm 29% so với mục tiêu 30 triệu người trong giai đoạn 2018-2022.

Bảo Nghi (Lược dịch từ WHO)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận
  • Tìm hiểu về implant nha khoa

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hội nghị Da liễu Quốc tế:
Kinh nghiệm, công nghệ và xu thế​

Hội nghị Da liễu Quốc tế từ 21 đến 23/11 do Bệnh viện Da liễu Trung ương, Sở Y tế, Bệnh viện Da liễu tỉnh phối hợp tổ chức thu hút nhiều chuyên gia trong, ngoài nước. Hàng trăm bài báo cáo được chia sẻ mang đến cái nhìn về phương pháp, kinh nghiệm, công nghệ… trong điều trị các bệnh về da. ​

Kinh nghiệm, công nghệ và xu thế​
Return to top