Thế giới

WHO khuyến cáo tiêm liều vaccine COVID-19 tăng cường cho người bị suy giảm hệ miễn dịch

ClockThứ Ba, 12/10/2021 15:41
TTH.VN - Đầu tuần này, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo những người bị suy giảm miễn dịch nên tiêm thêm 1 liều vaccine COVID-19 tăng cường, bởi họ có khả năng tái nhiễm cao hơn ngay cả sau khi đã tiêm đủ 2 mũi vaccine cần thiết.

Châu Á và “cú trở mình” trong công tác tiêm chủng phòng COVID-19Thế giới sẽ quay lại quỹ đạo bình thường trong 1 năm nữaĐại dịch sẽ kết thúc trong 1 năm tớiModerna nghiên cứu kết hợp mũi vaccine tăng cường ngừa COVID-19 và vaccine ngừa cúmModerna gửi đơn yêu cầu EU phê duyệt tiêm tăng cường vaccine COVID-19

Cần xem xét tiêm vaccine tăng cường cho những người thực sự cần thiết. Ảnh minh họa: Reuters/Tuổi trẻ Online

Khi đề cập đến những người có khả năng miễn dịch thấp hơn do ảnh hưởng từ các bệnh lý khác, Giám đốc Chương trình vaccine của WHO Kate O’Brien cho biết trong một cuộc họp báo rằng, những đối tượng này cần tiêm mũi vaccine tăng cường thứ 3 – một động thái tiêm chủng bổ sung trong đợt tiêm chủng chính thức và một lần nữa nhấn mạnh, đây là đề xuất dựa trên bằng chứng cho thấy khả năng miễn dịch thấp và nguy cơ nhiễm virus thường cao hơn ở những người này.

Hội đồng cũng khuyến nghị những người trên 60 tuổi tiêm vaccine COVID-19 Sinopharm và Sinovac của Trung Quốc nên tiêm liều tăng cường 1-3 tháng sau khi hoàn thành 2 mũi cơ bản cần thiết.

Được biết, trong bối cảnh xuất hiện những lo ngại về các biến thể và khả năng miễn dịch bị suy giảm, nhóm Chuyên gia Tư vấn Chiến lược (SAGE) về Tiêm chủng của WHO sẽ đánh giá toàn bộ dữ liệu toàn cầu về liều tiêm vaccine COVID-19 tăng cường trong cuộc họp vào ngày 11/11 tới.

Theo thông tin đưa ra bởi Giám đốc Kate O’Brien, tính đến thời điểm hiện tại, khoảng 3,5 tỷ liều vaccine đã được sử dụng. Ước tính có khoảng 1,5 tỷ liều đã được cung cấp trên toàn cầu vào mỗi tháng, đủ để đáp ứng mục tiêu tiêm chủng cho 40% dân số của mỗi quốc gia vào cuối năm. Song vấn đề gặp phải là sự phân bổ của vaccine lại diễn ra không đồng đều giữa các nước.

Về nỗ lực tiêm chủng của các quốc gia, New Zealand nổi bật với kế hoạch dự kiến sẽ tiêm kỷ lục 100.000 liều vaccine/ngày trong đợt tiêm chủng hàng loạt diễn ra vào ngày 16/10, khi Thủ tướng Jacinda Ardern tìm cách đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng trước khi nới lỏng các hạn chế ở Auckland.

Cụ thể, Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern ngày 12/10 kêu gọi người dân trên 12 tuổi “xắn tay áo tiêm chủng vì New Zealand, giúp đất nước trở thành quốc gia có dân số được tiêm chủng cao nhất, từ đó trở thành nước được bảo vệ cao trên thế giới”.

Cho đến thời điểm này ở New Zealand, khoảng 2,44 triệu người, tương đương 58% dân số trên 12 tuổi đã được tiêm đủ 2 mũi vaccine cần thiết để chống lại sự lây lan rộng hơn của đại dịch COVID-19.

Cập nhật tình hình đại dịch ở New Zealand - quốc gia hầu như không có ca nhiễm trong suốt thời gian kể từ khi đại dịch bùng phát, vào tháng 8 vừa qua đã trải qua đợt hoành hành của biến thể Delta, ghi nhận 4.345 ca nhiễm và 28 trường hợp tử vong.

Để đối phó với dịch, vào giữa tháng 8, lệnh phong tỏa đã được áp dụng đối với 1,7 triệu dân Auckland. Cho đến tuần trước, một số hạn chế đã được nới lỏng bao gồm người dân có thể rời khỏi nhà để giao tiếp, tụ tập ở không gian ngoài trời trong giới hạn không quá 10 người, cũng như được phép đi đến các bãi biển và công viên giải trí.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

New Zealand và Thái Lan lập lộ trình hướng tới quan hệ đối tác chiến lược

Trong khuôn khổ cuộc hội đàm giữa Ngoại trưởng New Zealand Winston Peters và người đồng cấp phía Thái Lan là Ngoại trưởng Maris Samgiampongsa vừa diễn ra tại Auckland (New Zealand), hai nước đã đặt ra mốc thời gian táo bạo rằng năm 2026 sẽ nâng cấp quan hệ song phương lên mốc “Quan hệ đối tác chiến lược”.

New Zealand và Thái Lan lập lộ trình hướng tới quan hệ đối tác chiến lược
Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức

Từ ngày 26 - 29/11, các đoàn đại biểu từ hơn 110 quốc gia đang tập trung ở Thủ đô Bangkok, Thái Lan để đưa ra các lộ trình quốc gia và đàm phán một tuyên bố chung về sức khỏe răng miệng tại Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu đầu tiên, do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tổ chức.

Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức
COP29: WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu

Ngay trước thềm Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lên tiếng kêu gọi chấm dứt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, đồng thời ủng hộ sự thích ứng và phục hồi lấy con người làm trung tâm.

COP29 

WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu
Return to top