Thế giới

WHO: Nếu may mắn, chúng ta có thể kiểm soát được đại dịch vào năm 2022

ClockThứ Ba, 20/07/2021 14:39
TTH.VN - Các quan chức của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mới đây nhận định rằng thế giới có thể kiểm soát đại dịch COVID-19 vào năm tới “nếu chúng ta thực sự may mắn”.

WHO nhận định thế giới có thể kiểm soát đại dịch trong những tháng tớiNhóm chuyên gia WHO tiếp tục lịch trình khảo sát thực tế tại Vũ HánWHO: Mọi quốc gia đều phải được hưởng lợi từ vaccine COVID-19WHO: COVID-19 là “đại dịch có thể kiểm soát”WHO cảnh báo nguy cơ COVID-19 trở thành đại dịch ngày càng hiện hữu

Tiến sĩ Mike Ryan, Giám đốc điều hành Chương trình y tế khẩn cấp của WHO trong một phát biểu của mình. Ảnh minh họa: Reuters/Nhân dân Điện tử

Ngay cả khi biến thể Delta vẫn đã và đang nhanh chóng lan rộng trên toàn cầu, các quan chức WHO vẫn lạc quan rằng các nhà lãnh đạo thế giới có thể kiểm soát được đại dịch vào năm 2022.

“Tôi muốn đại dịch có thể kết thúc vào năm nay, nhưng tôi thực sự không nghĩ vậy. Nếu chúng ta thực sự may mắn, chúng ta có thể vượt qua đại dịch vào năm tới”, Tiến sĩ Mike Ryan, Giám đốc điều hành Chương trình sức khỏe khẩn cấp của WHO cho hay.

Cụ thể, theo tiến sĩ Mike Ryan, đại dịch có thể kết thúc sớm hơn nếu các quốc gia đảm bảo nguồn cung vacccine được phân phối công bằng cho các quốc gia nghèo hơn, kết hợp với thực hiện nghiêm yêu cầu giãn cách xã hội và tài trợ đầy đủ cho các bệnh viện trong công tác phòng chống dịch COVID-19.

Cũng theo Tiến sĩ Mike Ryan, các quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng cao có thể chứng kiến đại dịch kết thúc sớm hơn.

Được biết để thúc đẩy tiến trình đối phó với đại dịch, các nước giàu nên tăng cường chia sẻ kho vaccine COVID-19 dự trữ của mình cho các nước nghèo hơn nhiều nhất có thể. Động thái này hoàn toàn cần thiết, nhất là trong bối cảnh nhiều nơi trên thế giới vẫn đang gia tăng số ca nhiễm mới.

“Trong 7 ngày qua, trên toàn cầu đã tăng 11,5% số ca nhiễm mới và 1% trong số ca tử vong”, Trưởng nhóm kỹ thuật của WHO về COVID-19 Maria Van Kerkhove thông tin.

Về tình hình dịch bệnh trên toàn thế giới, trong nhiều tuần qua, nhiều khu vực trên toàn thế giới đã ghi nhận số ca nhiễm COVID-19 mới tăng. Cụ thể, châu Âu tăng gần 21%, Đông Nam Á tăng 16,5%, khu vực Tây Thái Bình Dương tăng khoảng 30% và Đông Địa Trung Hải ghi nhận mức tăng 15%.

Tử vong do đại dịch COVID-19 cũng tăng lên ở 4 trong tổng số 6 khu vực của WHO, tính trong vòng 1 tuần qua. Trong đó, Tây Thái Bình Dương ghi nhận số ca tử vong tăng 10%, Đông Nam Á tăng 12%, Đông Địa Trung Hải tăng 4% và khu vực châu Phi cũng đang hứng chịu mức tăng đột biến về số ca tử vong trong thời gian gần đây.

Các quan chức thuộc Tổ chức WHO cũng cho biết rằng, đối với những người đã tiêm vaccine COVID-19, nếu tái nhiễm bệnh, các trường hợp này hầu như đều là các trường hợp bệnh nhẹ.

Song cũng cần phải nhận định rõ rằng, các biến thể hoàn toàn có thể gây nên các đợt bùng dịch. Phát biểu sâu hơn về vấn đề này, Nhà kỹ thuật trưởng của WHO Maria Van Kerkhove cho rằng biến thể Delta sẽ không phải là biến thể đáng lo ngại cuối cùng mà người dân phải nghe WHO nhắc đến.

Nếu mọi người dân trên thế giới vẫn không nhận được vaccine COVID-19 càng lâu, cộng thêm các cuộc tụ tập xã hội vẫn diễn ra, nguy cơ xuất hiện một biến thể mới sẽ ngày càng cao. Do đó, các chuyên gia y tế của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho rằng việc đi lại trên các chặng quốc tế chỉ nên thực hiện nếu thực sự cần thiết.

Tiến sĩ Mike Ryan khẳng định: “Mọi thứ bạn làm trong một trận đại dịch đều sẽ có tác động làm tăng hay giảm rủi ro. Không có rủi ro nào bằng 0. Vấn đề cần nhắc đến là cách giảm thiểu rủi ro”.

Trong một thông tin có liên quan, tính đến 113h23p ngày 20/7 theo giờ Việt Nam, thế giới ghi nhận tổng cộng hơn 191 triệu ca nhiễm COVID-19. Hơn 4,1 triệu người đã tử vong và số bệnh nhân đã bình phục sau khi nhiễm COVID-19 là gần 175 triệu người.

Chính phủ Canada mới đây cho biết, sau khi đại dịch COVID-19 buộc  nước này phải ban hành lệnh cấm kéo dài 16 tháng khiến nhiều doanh nghiệp phàn nàn rằng hoạt động của họ đã bị tê liệt, bắt đầu từ ngày 9/8, những du khách Mỹ đã tiêm phòng đầy đủ sẽ được cho phép nhập cảnh vào Canada.

Trong khi đó, những du khách không có quốc tịch Mỹ đã được tiêm chủng sẽ được nhập cảnh vào Canada từ ngày 7/8.

Phát biểu trong một cuộc họp báo ở Brampton, Ontario, Thủ tướng Canada Justin Trudeau cho biết: “Nhờ tỷ lệ tiêm chủng tăng và các ca nhiễm COVID-19 mới giảm, chúng tôi có thể tiến đến triển khai thực hiện các biện pháp nới lỏng biên giới quốc gia”.

Đến nay, khoảng 50% dân cư Canada đã được tiêm phòng đầy đủ và 75% người dân nước này đã nhận được mũi tiêm đầu tiên.

Các doanh nghiệp ở Canada và Mỹ, đặc biệt là những doanh nghiệp làm trong lĩnh vực du lịch và hàng không đã thúc đẩy chấm dứt các hạn chế đối với việc đi lại không thiết yếu giữa hai quốc gia – quy định hạn chế vốn được áp đặt từ tháng 3/2020 khi đại dịch bắt đầu bùng phát.

Được biết, Mỹ vẫn cho phép người Canada nhập cảnh vào Mỹ, song chính quyền Canada lại không cho phép điều tương tự. Song cho đến nay, Mỹ và Canada đã và đang mở rộng biên giới từng tháng.

Cùng lúc này, trước thềm diễn ra Thế vận hội Tokyo, Chủ tịch Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) Thomas Bach ngày 20/7 tuyên bố, Thế vận hội Tokyo sẽ phát đi một thông điệp mạnh mẽ về “hòa bình và đoàn kết”, ngay cả khi đã có nhiều vận động viên được xét nghiệm dương tính với COVID-19.

Đan Lê (Lược dịch từ CNBC, Worldmeters & Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đồng USD thắng thế khi bầu cử Tổng thống Mỹ tới gần

Chỉ số đồng USD đã tăng vào phiên cuối tuần 25/10, đánh dấu tuần tăng thứ tư liên tiếp của chỉ số này nhờ các số liệu kinh tế giúp duy trì kỳ vọng rằng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ giữ lãi suất ổn định. Giới đầu tư hiện đang chờ đợi báo cáo việc làm tháng 10/2024 của Mỹ, dự kiến được công bố vào tuần tới.

Đồng USD thắng thế khi bầu cử Tổng thống Mỹ tới gần
WHO triển khai chiến lược toàn cầu ứng phó với bệnh sốt xuất huyết

Tin từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết tổ chức này vừa khởi động Kế hoạch chiến lược toàn cầu nhằm chuẩn bị, sẵn sàng và ứng phó với bệnh sốt xuất huyết và các bệnh truyền nhiễm khác gây ra bởi arbovirus (virus lây truyền từ động vật chân đốt, ví dụ như muỗi Aedes).

WHO triển khai chiến lược toàn cầu ứng phó với bệnh sốt xuất huyết
Return to top