Thế giới

WHO: Mọi quốc gia đều phải được hưởng lợi từ vaccine COVID-19

ClockThứ Bảy, 14/11/2020 09:07
TTH.VN - Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus ngày 13/11 đã ca ngợi sự tiến bộ nhanh chóng đối với vaccine COVID-19. Song cùng lúc, ông cũng nhấn mạnh rằng mọi quốc gia đều phải gặt hái được lợi ích từ thành quả này.

Vaccine thử nghiệm ngừa Covid-19 của Pfizer đạt hiệu quả hơn 90%Hàn Quốc hỗ trợ 10 triệu USD để cung cấp vaccine COVID-19 cho các nước đang phát triển"Vài tháng tới là thời điểm tồi tệ nhất của dịch Covid-19 tại Mỹ"Một loại vaccine COVID-19 có thể đưa vào sử dụng cuối năm 2020Nga mời Tổng thống Donald Trump tiêm vaccine Sputnik VĐã đến lúc các nước hỗ trợ nỗ lực vaccine COVID-19 toàn cầuWHO: Số ca tử vong do COVID-19 có thể chạm ngưỡng 2 triệu trường hợpẤn Độ cam kết sử dụng năng lực sản xuất vaccine giúp nhân loại chống lại đại dịch

Cần đảm bảo mọi quốc gia đều được hưởng lợi từ vaccine COVID-19. Ảnh minh họa: THX/TTXVN/Đà Nẵng Online

Theo đó, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus chia sẻ: “Vaccine sẽ là một công cụ quan trọng để kiểm soát đại dịch và điều này được thúc đẩy bởi những kết quả sơ bộ của các thử nghiệm lâm sàng vừa công bố tuần này”.

Cụ thể, hãng dược phẩm khổng lồ Pfizer của Mỹ và tập đoàn BioNTech của Đức đầu tuần này đã công bố rằng vaccine của họ đã được chứng minh là 90% hiệu quả trong các thử nghiệm giai đoạn cuối đang được thực hiện trên hơn 40.000 người. Đây là một sự tiến bộ vượt bậc với những thành quả đạt được xuất hiện chỉ chưa đầy 1 năm sau khi virus SARS-CoV-2 bùng phát đầu tiên ở Trung Quốc.

Theo ông Tedros Adhanom Ghebreyesus: “Chưa bao giờ trong lịch sử, tiến trình nghiên cứu vaccine lại phát triển nhanh đến vậy. Chúng ta cần phải quan tâm đến tính khẩn cấp và sự cải tiến để đảm bảo rằng tất cả các quốc gia đều được hưởng lợi từ thành quả nghiên cứu khoa học này”.

Tính đến thời điểm hiện tại, đại dịch COVID-19 đã khiến gần 1,3 triệu người tử vong, cùng lúc cũng làm hơn 53,7 triệu người nhiễm bệnh. Tuy nhiên, con số này chỉ thể hiện một phần nhỏ của số ca nhiễm thực tế.

Trong một diễn biến khác có liên quan, ông Tedros cho biết đại dịch đã cho thấy nhu cầu cấp thiết về “một hệ thống được thống nhất trên toàn cầu về chia sẻ các mầm bệnh và mẫu lâm sàng” để tạo điều kiện cho sự phát triển nhanh chóng của vaccine COVID-19, chẩn đoán điều trị.

Hệ thống này không thể chờ đợi được thực hiện thông qua các thỏa thuận song phương phải mất nhiều năm để đàm phán.

“Chúng tôi đang đề xuất cách tiếp cận mới bao gồm một kho lưu trữ tài liệu được WHO đặt trong một nơi lưu trữ an toàn ở Thụy Sĩ; một thỏa thuận đảm bảo chia sẻ tài liệu vào kho lưu trữ này là tự nguyện, trong đó WHO có thể tạo điều kiện thuận lợi để chuyển giao và sử dụng nguồn tài liệu và một bộ các tiêu chí mà WHO có thể phân phối chúng”, ông Tedros cho hay.

Vị tổng giám đốc cũng cảm ơn Thái Lan và Italy đã đề nghị cung cấp tài liệu, cùng lúc tiên phong trong cách tiếp cận mới và Thụy Sĩ cung cấp phòng thí nghiệm.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

WHO triển khai chiến lược toàn cầu ứng phó với bệnh sốt xuất huyết

Tin từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết tổ chức này vừa khởi động Kế hoạch chiến lược toàn cầu nhằm chuẩn bị, sẵn sàng và ứng phó với bệnh sốt xuất huyết và các bệnh truyền nhiễm khác gây ra bởi arbovirus (virus lây truyền từ động vật chân đốt, ví dụ như muỗi Aedes).

WHO triển khai chiến lược toàn cầu ứng phó với bệnh sốt xuất huyết
Return to top