Thế giới

WHO: Số ca nhiễm COVID-19 trên toàn cầu tăng kỷ lục trong một ngày

ClockThứ Hai, 14/09/2020 15:04
TTH.VN - Tờ CNA ngày 14/9 cho hay, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa báo cáo sự gia tăng kỷ lục trong một ngày về số ca nhiễm COVID-19 trên toàn cầu.

WHO kêu gọi các nước không chủ quan trước sự phát triển của vaccine Covid-19EU đặt mục tiêu tiêm vaccine COVID-19 cho ít nhất 40% dân sốWHO hy vọng đại dịch COVID-19 sẽ kéo dài không quá 2 năm

Thủ đô Rome của Italy tiến hành phun thuốc khử trùng nhằm ngăn chặn dịch bệnh COVID-19. Ảnh minh họa: THX/TTXVN

Mức tăng kỷ lục được ghi nhận vào ngày 13/9, khi tổng số ca nhiễm tăng 307.930 ca trong 24 giờ đồng hồ. Theo trang web của cơ quan này, mức tăng lớn nhất là từ Ấn Độ, Hoa Kỳ, và Brazil. Số người tử vong tăng 5.537 người, nâng tổng số ca tử vong lên 917.417 ca.

Trong đó, Ấn Độ báo cáo 94.372 ca nhiễm mới, tiếp theo là Hoa Kỳ với 45.523 ca nhiễm mới và Brazil có 43.718 ca. Cả Hoa Kỳ và Ấn Độ đều báo cáo hơn 1.000 người tử vong mới, trong khi Brazil báo cáo 874 người tử vong trong 24 giờ đồng hồ qua.

Kỷ lục trước đó về các ca nhiễm mới là 306.857 ca vào ngày 6/9. WHO cũng đã báo cáo số ca tử vong kỷ lục ở mức 12.430 ca trong ngày 17/4.

Đáng chú ý, Ấn Độ dẫn đầu thế giới về số ca nhiễm COVID-19 mới được báo cáo mỗi ngày, và lập kỷ lục toàn cầu hồi tuần trước với 97.570 ca được báo cáo chỉ trong một ngày, theo thống kê của Hãng thông tấn Reuters. Ở một số khu vực của Ấn Độ, oxy y tế đang trở nên khó khăn khi tổng số ca bệnh vượt ngưỡng 4,75 triệu ca. Theo phân tích của Reuters, các ca nhiễm COVID-19 vẫn đang gia tăng ở 58 quốc gia, trong đó tăng mạnh ở Argentina, Indonesia, Morocco, Tây Ban Nha, và Ukraine.

Trong khi đó, các ca nhiễm mới đang giảm ở Hoa Kỳ và giảm khoảng 44% so với mức đỉnh điểm hơn 77.000 trường hợp mới được báo cáo vào ngày 16/7. Các ca nhiễm ở Brazil cũng đang có xu hướng giảm.

Châu Âu: Dự báo tháng 10 và tháng 11 sẽ “khó khăn hơn"

Cũng trong ngày 14/9, Giám đốc WHO khu vực châu Âu, ông Hans Kluge nói với Tờ AFP rằng, WHO dự báo khu vực ​​châu Âu sẽ chứng kiến ​​sự gia tăng về số ca tử vong hàng ngày do COVID-19 trong tháng 10 và tháng 11. "Mọi chuyện sẽ trở nên khó khăn hơn. Vào tháng 10 và tháng 11, chúng ta sẽ chứng kiến ​​nhiều ca tử vong hơn", trong bối cảnh lục địa này hiện đang trải qua sự gia tăng mạnh về số ca bệnh, mặc dù số ca tử vong vẫn tương đối ổn định, ông Hans Kluge cho hay.

Tuy nhiên, theo WHO, COVID-19 tái bùng phát được dự báo ​​sẽ dẫn đến sự gia tăng về số ca tử vong hàng ngày.

55 quốc gia châu Âu là thành viên của WHO đang tổ chức một cuộc họp trực tuyến trong 2 ngày 14-15/9 để thảo luận về phản ứng của họ với đại dịch COVID-19 và thống nhất về chiến lược tổng thể trong 5 năm.

Số trường hợp mắc COVID-19 ở khu vực châu Âu đã tăng mạnh trong những tuần gần đây, đặc biệt là ở Tây Ban Nha và Pháp. Chỉ riêng trong ngày 11/9, hơn 51.000 ca nhiễm mới đã được báo cáo tại 55 quốc gia này, cao hơn mức đỉnh điểm vào tháng 4. Trong khi đó, số ca tử vong hàng ngày vẫn ở mức tương đương kể từ đầu tháng 6, với khoảng 400-500 ca tử vong mỗi ngày liên quan đến COVID-19, dữ liệu từ WHO cho thấy.

Lê Thảo (Lược dịch từ AFP, Reuters & CNA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

WHO: Lạm dụng kháng sinh diễn ra tràn lan ở các bệnh nhân COVID-19

​Bằng chứng mới từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy việc lạm dụng kháng sinh đã diễn ra rộng rãi trong giai đoạn đại dịch COVID-19 trên toàn thế giới, điều này có thể làm trầm trọng thêm sự lây lan “thầm lặng” của tình trạng kháng kháng sinh (AMR).

WHO Lạm dụng kháng sinh diễn ra tràn lan ở các bệnh nhân COVID-19
Giá lương thực toàn cầu dự báo giảm trong năm 2024

Theo dự báo của hãng tư vấn kinh tế Oxford Economics, giá hàng hóa thực phẩm thế giới sẽ ghi nhận sự sụt giảm trong năm nay, làm giảm áp lực lên giá bán lẻ thực phẩm. Động lực chính đằng sau sự sụt giảm này là “nguồn cung dồi dào” đối với nhiều loại cây trồng quan trọng, đặc biệt là lúa mì và ngô.

Giá lương thực toàn cầu dự báo giảm trong năm 2024
175 quốc gia đàm phán về hiệp ước toàn cầu chống ô nhiễm nhựa

Các nhà đàm phán từ 175 quốc gia sẽ nhóm họp từ ngày 23 - 29/4 tại thủ đô Ottawa của Canada để đưa ra một hiệp ước toàn cầu mang tính ràng buộc nhằm chấm dứt vấn đề ô nhiễm nhựa, với nhiều điểm vướng mắc cần được giải quyết, 5 tháng sau khi vòng đàm phán gần đây nhất được tổ chức ở Kenya.

175 quốc gia đàm phán về hiệp ước toàn cầu chống ô nhiễm nhựa
Return to top