Thế giới

WHO: Thế giới đạt tiến bộ đáng kể về cắt giảm chất béo chuyển hóa

ClockThứ Tư, 26/06/2024 10:28
TTH - Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa công bố một báo cáo quan trọng về tiến trình loại bỏ chất béo chuyển hóa trong giai đoạn 2018 – 2023, cho thấy những tiến bộ mới nhất mà thế giới đã đạt được.

WHO đang chờ dữ liệu giải trình tự gen đầy đủWHO kêu gọi bảo vệ giới trẻGAVI hỗ trợ cho chương trình tiêm chủng mở rộng của Việt Nam

Chất béo chuyển hóa có nhiều trong các loại thực phẩm chiên rán, đồ ngọt... gây hại cho sức khỏe. Ảnh minh họa: Getty Image 

Cụ thể, tính đến năm 2023, tổng cộng 53 quốc gia trên thế giới đã có chính sách thực hành tốt nhất để giải quyết vấn đề chất béo chuyển hóa công nghiệp trong thực phẩm. Những chính sách này đã cải thiện đáng kể môi trường thực phẩm cho 3,7 tỷ người, tương đương 46% dân số thế giới và có thể giúp cứu sống khoảng 183.000 sinh mạng mỗi năm. Đây là tiến bộ đáng kể so với mức độ bao phủ chỉ 6%, tương đương chưa đến nửa tỷ người vào năm 2018.

Chất béo chuyển hóa (hay axit béo chuyển hóa) được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm, đặc biệt là các thực phẩm chế biến sẵn và đồ ăn nhanh như bánh ngọt, bánh nướng, khoai tây chiên, bơ thực vật… làm tắc nghẽn động mạch, tăng nguy cơ đau tim và tử vong. Theo WHO, bệnh tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới và hơn 278.000 ca tử vong mỗi năm có thể là do ăn phải chất béo chuyển hóa được sản xuất công nghiệp.

Mặc dù mục tiêu đầy tham vọng do WHO đặt ra vào năm 2018 nhằm loại bỏ hoàn toàn chất béo chuyển hóa khỏi nguồn cung thực phẩm toàn cầu vào cuối năm 2023 vẫn chưa được đáp ứng đầy đủ, nhưng đã có những tiến bộ đáng kể hướng tới mục tiêu này ở mọi khu vực trên thế giới. Chỉ riêng trong năm 2023, các chính sách mới về phương pháp hay nhất đã có hiệu lực ở 7 quốc gia: Ai Cập, Mexico, Nigeria, Bắc Macedonia, Philippines, Cộng hòa Moldova và Ukraine. Đầu năm nay, WHO đã xác nhận 5 quốc gia đạt tiến bộ trong việc loại bỏ chất béo chuyển hóa được sản xuất công nghiệp, gồm Đan Mạch, Litva, Ba Lan, Ả Rập Saudi và Thái Lan.

Tuy nhiên, mặc dù có những xu hướng đầy hứa hẹn nhưng sự tiến bộ vẫn không đồng đều. Hơn 4 tỷ người trên khắp thế giới vẫn không được bảo vệ khỏi hóa chất độc hại này, chủ yếu ở khu vực châu Phi và Tây Thái Bình Dương.

“Ngoài việc thông qua các chính sách thực hành tốt nhất về chất béo chuyển hóa được WHO khuyến nghị, việc đảm bảo các chính sách này được giám sát và thực thi đúng sẽ rất quan trọng để đạt được lợi ích sức khỏe tối đa và bền vững trong việc loại bỏ chất béo chuyển hóa”, Tiến sĩ Francesco Branca, Giám đốc Ban Dinh dưỡng và An toàn Thực phẩm của WHO cho biết và khẳng định WHO vẫn tiếp tục cam kết hỗ trợ các quốc gia thành viên trong hành trình hướng tới mục tiêu này.

Trong báo cáo, WHO cũng đưa ra các khuyến nghị nhằm đạt được mục tiêu loại bỏ chất béo chuyển hóa trên toàn cầu, bao gồm kêu gọi các nhà sản xuất các loại thực phẩm có tỷ lệ chất béo và dầu cao tuân thủ các quy định để tăng cường việc sử dụng chất béo thay thế, lành mạnh hơn. Ngay cả khi chưa có quy định, các công ty nên tìm cách loại bỏ chất béo chuyển hóa trong các dòng sản phẩm và chuỗi cung ứng.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ UN & WHO)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thông tin doanh nghiệp:
CaraWorld – Một điểm đến trọn thế giới!

CaraWorld Land ghi dấu ấn tượng trên các chuyên trang quốc tế về 1 ốc đảo nghỉ dưỡng tại gia riêng tư đẳng cấp 5* trên vịnh Cam Ranh của tỉnh Khánh Hòa.

CaraWorld – Một điểm đến trọn thế giới
Thái Lan cảnh báo về 'Bệnh X' tại CHDC Congo

Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, Bộ Y tế Thái Lan đã gửi cảnh báo tới tất cả các văn phòng của mình về một đợt bùng phát bệnh truyền nhiễm tại CHDC Congo vốn đã khiến hàng trăm người bị bệnh và ít nhất 79 người tử vong kể từ cuối tháng 10 đến nay.

Thái Lan cảnh báo về Bệnh X tại CHDC Congo
Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức

Từ ngày 26 - 29/11, các đoàn đại biểu từ hơn 110 quốc gia đang tập trung ở Thủ đô Bangkok, Thái Lan để đưa ra các lộ trình quốc gia và đàm phán một tuyên bố chung về sức khỏe răng miệng tại Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu đầu tiên, do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tổ chức.

Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức
Return to top