Thế giới

WHO: Tổng số ca tử vong do COVID-19 ở châu Âu có thể vượt quá 2,2 triệu người

ClockThứ Tư, 24/11/2021 14:36
TTH.VN - Mới đây, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, dự kiến đến tháng 3 năm sau sẽ ghi nhận thêm khoảng 700.000 ca tử vong do COVID-19 ở châu Âu, nâng tổng số ca tử vong do đại dịch ở khu vực này lên chạm mốc 2,2 triệu trường hợp.

Hội nghị Thượng đỉnh Y tế thế giới thảo luận về đại dịch toàn cầuWHO và UNICEF: Các trường học ở châu Âu phải mở cửa trở lạiChâu Âu hành động khẩn cấp khi đại dịch diễn biến nghiêm trọngWHO: Châu Âu có thể chống lại COVID-19 mà không cần phong toả hoàn toànWHO: Châu Âu vẫn đang là tâm bão của đại dịch COVID-19

Diễn biến dịch COVID-19 ở châu Âu đang vô cùng phức tạp. Ảnh minh họa: UNICEF/Thanh Niên

Do đó, tổ chức kêu gọi người dân châu Âu nhanh chóng tiêm phòng vaccine cũng như tiêm thêm mũi tăng cường để bảo vệ bản thân.

Tuyên bố được đưa ra trong bối cảnh tổng số ca tử vong tích lũy do đại dịch gây nên ở 53 quốc gia thuộc khu vực châu Âu của WHO đã vượt qua 1,5 triệu người, với tỷ lệ ghi nhận hàng ngày đã tăng gấp đôi từ cuối tháng 9 vừa qua lên đến mức 4.200 trường hợp/ngày.

Dự đoán đến ngày 1/3/2022, các đơn vị chăm sóc đặc biệt (ICU) tại đây sẽ đối mặt với nhiều áp lực.

Theo dữ liệu được WHO trích dẫn, Pháp, Tây Ban Nha và Hungary nằm trong số các quốc gia dự kiến chịu căng thẳng tột độ khi nhắc đến hoạt động của các phòng ICU vào đầu năm 2022.

Được biết, Hà Lan đã bắt đầu chuyển bệnh nhân COVID-19 sang Đức từ ngày 23/11 để san sẻ áp lực khi các bệnh viện đang làm việc hết công suất và tình trạng lây nhiễm cũng đang tăng cao. Cùng lúc đó, từ ngày 22/11, Áo cũng bắt đầu đợt phong tỏa thứ tư để chống dịch khi tình hình diễn biến căng thẳng trở lại.

Cũng theo WHO, một lượng lớn người dân châu Âu vẫn chưa được tiêm chủng và mức độ bảo vệ của vaccine giảm là một trong những yếu tố gây nên tỷ lệ lây nhiễm cao ở châu Âu, cùng với đó là sự thống trị của biến thể Delta và việc nới lỏng các biện pháp chống dịch cũng được xem xét là các nguyên nhân.

Trước tình hình như hiện nay, Giám đốc WHO tại châu Âu Hans Kluge kêu gọi mọi người nên tiêm phòng vaccine COVID-19 và có thể tiêm thêm 1 mũi nhắc lại “nếu cần thiết”.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

COP29: WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu

Ngay trước thềm Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lên tiếng kêu gọi chấm dứt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, đồng thời ủng hộ sự thích ứng và phục hồi lấy con người làm trung tâm.

COP29 

WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu
2/3 nguồn cung nước của châu Âu bị ô nhiễm hóa chất

Theo báo cáo mới của Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA), chỉ 1/3 các vùng mặt nước của châu Âu có chất lượng tốt, trong khi nhiều sông, hồ và vùng nước ven biển của khu vực này “bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi hóa chất”. Ô nhiễm không khí từ các nhà máy điện than và thuốc trừ sâu từ nông nghiệp được xem là hai trong số những “thủ phạm chính”.

2 3 nguồn cung nước của châu Âu bị ô nhiễm hóa chất
Châu Âu cần nâng cao vai trò trong quan hệ EU - ASEAN

Cuộc khảo sát tâm lý kinh doanh mới nhất của Liên minh châu Âu - ASEAN chỉ ra rằng 59% doanh nghiệp châu Âu cảm thấy EU không đóng góp vào việc hỗ trợ lợi ích của họ ở Đông Nam Á, đánh dấu mức độ không hài lòng cao nhất kể từ khi khảo sát được thực hiện vào năm 2015.

Châu Âu cần nâng cao vai trò trong quan hệ EU - ASEAN
Return to top