Thế giới

WHO và Cơ quan quản lý Dược phẩm châu Âu nhóm họp về vaccine AstraZeneca

ClockThứ Ba, 16/03/2021 08:43
TTH.VN - Người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm qua (15/3) cho biết các quan chức y tế của LHQ và Liên minh châu Âu sẽ có cuộc họp trong tuần này về vaccine ngừa COVID-19 của AstraZeneca, sau khi một số quốc gia tuyên bố ngừng sử dụng vaccine này.

Ireland ngưng sử dụng vaccine của AstraZenecaThủ tướng Hun Sen chọn Vaccine AstraZeneca để tiêm phòng Covid-19Ấn Độ chính thức phân phối vaccine Covid-19 tự sản xuất

WHO và EMA sẽ họp về vaccine ngừa COVID-19 của AstraZeneca. Ảnh: Reuters/Nhandan

Theo lời Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus, Ủy ban Cố vấn về An toàn vaccine của WHO đã và đang xem xét các dữ liệu hiện có về vaccine và sẽ họp với Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA) vào ngày 16/3 (giờ địa phương).

Đức, Pháp, Italy và Tây Ban Nha đã trở thành những quốc gia mới nhất tạm thời ngừng sử dụng loại vaccine này, sau các báo cáo về vấn đề rối loạn đông máu ở những người nhận mũi tiêm từ 2 lô vaccine được sản xuất ở châu Âu.

Tuy nhiên, Tổng giám đốc WHO cho rằng chưa thể khẳng định những vấn đề này có liên quan đến tiêm chủng, nhưng việc điều tra là thông lệ thường xuyên và cho thấy hệ thống giám sát hoạt động và các biện pháp kiểm soát hiệu quả đã được áp dụng.

Tiến sĩ Mariângela Simao, Trợ lý Tổng giám đốc WHO, cho biết cơ quan này đang làm việc rất chặt chẽ với EMA, và với các cơ quan quản lý dược phẩm quốc gia ở châu Âu và các khu vực khác, để đánh giá tác dụng phụ của vaccine AstraZeneca và tất cả các loại vaccine khác. Bà cũng cho biết WHO chưa nhận được báo cáo về “các biến cố thuyên tắc huyết khối” ở những nơi khác trên thế giới.

Người đứng đầu WHO nhấn mạnh rằng "mối đe dọa lớn nhất" mà hầu hết các quốc gia phải đối mặt hiện nay là thiếu khả năng tiếp cận với vaccine, khi "gần như mỗi ngày" ông đều nhận được các cuộc gọi từ các nhà lãnh đạo trên toàn thế giới để hỏi khi nào đất nước họ sẽ nhận được vaccine thông qua sáng kiến ​​COVAX.

“Hộ chiếu vaccine”

Trong khi WHO phản đối cái gọi là COVID-19 "hộ chiếu vaccine", cơ quan này vẫn hỗ trợ số hóa thông tin y tế, cho rằng đó là "một con đường tiềm năng" để chăm sóc sức khỏe ban đầu tốt hơn.

Nhiều quốc gia đang lưu hành hồ sơ giấy về tiêm chủng, chẳng hạn như sổ theo dõi chủng ngừa định kỳ của trẻ em, nhưng những hồ sơ này có thể bị mất, bị phá hủy hoặc bị hư hỏng. Số hóa sẽ bảo vệ những thông tin này.

Tiến sĩ Michael Ryan, Giám đốc Điều hành WHO, cho biết chứng nhận điện tử đối với vaccine COVID-19 sẽ hữu ích cho các Chính phủ trong việc quản lý đăng ký tiêm chủng ở quốc gia của họ, đồng thời thúc đẩy giám sát tốt hơn các lô vaccine và tỷ lệ bao phủ tiêm chủng. Nhưng Tiến sĩ Ryan cũng cảnh báo không nên sử dụng chứng nhận kỹ thuật số về tiêm chủng để cho phép một người đi du lịch hoặc đăng ký vào trường đại học.

Theo khuyến cáo từ Ủy ban Khẩn cấp của WHO, hiện tại sẽ không hợp lý khi công nhận các chứng nhận vaccine cho các chuyến du lịch quốc tế vì vaccine hiện chưa được cung cấp rộng rãi và phân phối công bằng.

“Chúng ta phải đặc biệt cẩn thận bởi vì hiện giờ chúng ta đang đối phó với một tình huống cực kỳ bất bình thường trên thế giới, nơi khả năng được cung cấp vaccine liên quan rất nhiều đến quốc gia mà bạn đang sống, đến mức độ giàu có và mức độ ảnh hưởng mà bạn hoặc Chính phủ của bạn đang có trên thị trường toàn cầu”, Tiến sĩ Ryan nói.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ UN News)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức

Từ ngày 26 - 29/11, các đoàn đại biểu từ hơn 110 quốc gia đang tập trung ở Thủ đô Bangkok, Thái Lan để đưa ra các lộ trình quốc gia và đàm phán một tuyên bố chung về sức khỏe răng miệng tại Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu đầu tiên, do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tổ chức.

Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức
COP29: WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu

Ngay trước thềm Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lên tiếng kêu gọi chấm dứt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, đồng thời ủng hộ sự thích ứng và phục hồi lấy con người làm trung tâm.

COP29 

WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu
Return to top