Thế giới

WHO: Vaccine sẽ không phải là “viên đạn bạc” của đại dịch COVID-19

ClockThứ Ba, 04/08/2020 08:32
TTH.VN - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 3/8 cảnh báo rằng mặc dù thế giới vẫn có hi vọng mạnh mẽ về vaccine COVID-19, nhưng vaccine sẽ không thể là “viên đạn bạc”, tức không thể là điều kỳ diệu cho đại dịch này.

Cập nhật Covid-19: Thế giới gần 18 triệu ca mắc, 687.562 ca tử vongWHO: Đã có 23 loại vaccine Covid-19 tiềm năngThuốc và Vaccine COVID-19 phải ưu tiên cho những ai cần chúngCần 30 tỷ USD để phát triển vaccine, phương pháp điều trị COVID-19WHO cảnh báo có thể 1 năm nữa thế giới mới có vaccine ngừa Covid-19

Người dân và chính phủ các nước vẫn cần tuân thủ mọi quy tắc bảo hộ để ngăn chặn tối đa nguy cơ dịch bệnh lây lan. Ảnh minh họa: Sputnik/ Dân trí

Theo thống kê của Reuters, hiện thế giới đã ghi nhận hơn 18,14 triệu người nhiễm COVID-19 và đại dịch cũng đã cướp đi sinh mạng của 688.088 người.

Trước tình hình này, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus và Người đứng đầu Chương trình sức khỏe khẩn cấp của WHO Mike Ryan kêu gọi tất cả các nước thực thi nghiêm ngặt mọi biện pháp bảo hộ như đeo khẩu trang, giãn cách xã hội, rửa tay thường xuyên và xét nghiệm khi cần thiết.

“Thông điệp gửi tới chính phủ các nước và mọi người rất rõ ràng: Hãy làm tất cả”, Tổng Giám đốc Tedros nhấn mạnh trong một tuyên bố từ trụ sở chính của Tổ chức WHO tại Geneva.

Cũng theo ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, khẩu trang nên trở thành biểu tượng của sự đoàn kết trên toàn thế giới.

“Một số loại vaccine đang trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 và tất cả chúng ta đều có hi vọng sẽ có thể tìm ra một loại vaccine hiệu quả có thể giúp ngăn chặn tình trạng lây nhiễm virus ở người. Tuy nhiên, hiện tại không có bất kỳ “viên đạn bạc” nào và có thể sẽ không bao giờ có”, vị lãnh đạo chia sẻ.

Trong một ý kiến khác, ông Mike Ryan cho biết các quốc gia có tốc độ lây nhiễm cao bao gồm Brazil và Ấn Độ cần phải chuẩn bị cho một trận chiến lớn. Lối thoát khỏi đại dịch hiện vẫn còn rất xa, con đường chiến đấu còn dài và đòi hỏi cam kết bền vững.

Về phía WHO, tổ chức đã gửi một nhóm các nhà nghiên cứu dịch tễ học đến Vũ Hán (Trung Quốc) để xác định nguồn lây nhiễm tiềm tàng của các trường hợp mắc bệnh đầu tiên. Bằng chứng và giả thuyết được tạo ra thông qua công trình nghiên cứu này sẽ đặt nền tảng cho các nghiên cứu dài hạn hơn.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phòng, chống tội phạm trộm cắp, cướp giật dịp cuối năm

Theo Trung tá Lê Ngọc Minh, Đội trưởng Đội Cảnh sát Hình sự (CSHS) Công an TP. Huế, dự báo những tháng cuối năm nay và đầu năm 2025 tình hình tội phạm sẽ còn diễn biến phức tạp và có chiều hướng gia tăng; đặc biệt là tội phạm trộm cắp, cướp giật do người dân thường có tâm lý chủ quan và lo toan làm ăn, buôn bán dịp lễ, tết.

Phòng, chống tội phạm trộm cắp, cướp giật dịp cuối năm
COP29: WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu

Ngay trước thềm Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lên tiếng kêu gọi chấm dứt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, đồng thời ủng hộ sự thích ứng và phục hồi lấy con người làm trung tâm.

COP29 

WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu
Không để dịch bệnh mùa bão lũ bùng phát

Ngày 7/11, Sở Y tế cho biết vừa ban hành công văn yêu cầu tăng cường phòng chống dịch trước, trong và sau các đợt mưa lũ đối với các đơn vị trực thuộc và 9 trung tâm y tế (TTYT) huyện, thị, thành phố. Tinh thần chỉ đạo chú trọng việc không để dịch bệnh bùng phát trong cộng đồng.

Không để dịch bệnh mùa bão lũ bùng phát
Return to top