Thế giới

WHO: Xuất hiện biến thể mới của virus SARS-CoV-2 tại Nam Phi

ClockChủ Nhật, 20/12/2020 10:50
Theo bà Maria Van Kerkhove, một nhóm công tác của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang làm việc với các nhà nghiên cứu Nam Phi để xem liệu biến thể có khả năng lây truyền cao hơn hay không, cũng như sẽ gây ảnh hưởng như thế nào đến việc chẩn đoán, điều trị và phát triển vaccine trong tương lai. Tuy nhiên, theo bà, cho đến nay, không có dấu hiệu nào cho thấy sự thay đổi lớn của virus.

Tổng thống Pháp vẫn ổn sau một ngày xác nhận mắc COVID-19Úc: Lần đầu tiên không có ca nhiễm COVID-19 trong cộng đồng kể từ tháng 6Thế giới đã ghi nhận 44 triệu ca nhiễm virus SARS-CoV-2Số ca tử vong do COVID-19 tại châu Âu vượt ngưỡng 250.000 caVirus SARS-COV-2 có khả năng tồn tại 28 ngày trên kính, tiền mặt

Ảnh minh họa: Reuters

Kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, các nhà nghiên cứu Nam Phi đã giải mã trình tự gene của hàng trăm mẫu virus SARS-CoV-2, qua đó nhận thấy sự xuất hiện ngày càng nhiều của một biến thể trong các mẫu virus thu thập trong hai tháng qua. Bộ Y tế Nam Phi đã gửi thông tin chi tiết của biến thể tới Tổ chức Y tế Thế giới.

Nam Phi là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch Covid-19 ở châu Phi. Tính đến nay, nước này ghi nhận gần 25.000 ca tử vong trong số hơn 900.000 ca mắc bệnh. Đáng chú ý, độ tuổi của các bệnh nhân Covid-19 ngày càng trẻ hóa và họ không có các bệnh lý nền có thể làm tăng nguy cơ biến chứng nặng hơn. Theo Bộ Y tế Nam Phi, điều này cho thấy làn sóng dịch thứ hai mà Nam Phi đang trải qua hiện nay có thể liên quan đến biến thể mới này.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chiến lược toàn cầu chống lại virus lây truyền qua đường thực phẩm

Kết quả của báo cáo mới được thực hiện dưới sự hợp tác của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xác định những thách thức cấp bách nhất thế giới trong việc giải quyết các bệnh do virus lây truyền qua đường thực phẩm.

Chiến lược toàn cầu chống lại virus lây truyền qua đường thực phẩm
Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức

Từ ngày 26 - 29/11, các đoàn đại biểu từ hơn 110 quốc gia đang tập trung ở Thủ đô Bangkok, Thái Lan để đưa ra các lộ trình quốc gia và đàm phán một tuyên bố chung về sức khỏe răng miệng tại Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu đầu tiên, do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tổ chức.

Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức
COP29: WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu

Ngay trước thềm Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lên tiếng kêu gọi chấm dứt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, đồng thời ủng hộ sự thích ứng và phục hồi lấy con người làm trung tâm.

COP29 

WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu
Return to top