Thế giới

WHO yêu cầu tối ưu hóa việc phân phối khẩu trang để chống dịch COVID-19

ClockChủ Nhật, 05/04/2020 20:21
TTH - Do nguồn khẩu trang thiếu hụt trầm trọng, vừa qua, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố, các sản phẩm khẩu trang y tế nên được ưu tiên cho đội ngũ y bác sĩ đang nỗ lực chống dịch, song tổ chức vẫn “mở ra một lối đi khác”, trong đó khuyến khích sử dụng rộng rãi các loại khẩu trang tự làm, hoặc bất kỳ sản phẩm che chắn nào khác để ngăn chặn sự lây lan của COVID-19.

Duy nhất 1 ca mắc COVID-19 trong ngày, Việt Nam có 241 caĐảm bảo cung cấp điện trong giai đoạn chống dịch COVID- 19Hai bệnh nhân COVID-19 có kết quả âm tính lần 1

Sử dụng khẩu trang đúng mục đích và tiết kiệm là điều đúng đắn để chống dịch COVID-19. Ảnh minh họa: Thanh Niên

Tuyên bố được đưa ra khi một quan chức cấp cao của WHO chia sẻ với báo giới rằng, khả năng lây truyền trong không khí của virus SARS-CoV-2 đang rất kinh khủng, nhất là khi hiện đã có hơn 1 triệu ca nhiễm trên toàn cầu, với 64.840 người tử vong kể từ khi dịch bắt đầu bùng phát vào tháng 12/2019.

Trong bối cảnh dịch bệnh đang diễn biến rất phức tạp, Tiến sĩ Mike Ryan, chuyên gia cấp cứu hàng đầu của WHO nhận định: “Chúng ta phải dự trữ mặt nạ phòng độc, khẩu trang y tế cho các nhân viên y tế đang làm việc ở tuyến đầu. Tuy nhiên, những ý tưởng về việc sử dụng tấm che ngăn ngừa nguy cơ nước bọt truyền đi khi hắt hơi, hoặc ho cũng không phải là ý tưởng tồi để mọi người dân có thể sử dụng”.

Bàn về tầm quan trọng của khẩu trang, ở Mỹ - quốc gia có nhiều ca nhiễm COVID-19 nhất trên thế giới, bác sĩ Anthony Fauci – Giám đốc Viện Bệnh dị ứng và Bệnh truyền nhiễm quốc gia Mỹ khẳng định, người dân nước này bằng mọi cách nên che chắn mặt nếu phải ra đường. Song tốt nhất họ vẫn nên ở nhà cách ly.

Đương nhiên, không chỉ mang khẩu trang, các biện pháp khác cũng đóng một vai trò rất quan trọng để chống lại dịch bệnh trong lúc này. Cụ thể, bác sĩ Anthony Fauci cho rằng mang khẩu trang nên là một phần của chiến lược toàn diện của công tác phòng chống dịch bệnh, đồng thời cũng không phủ nhận sự cần thiết của việc rửa tay thường xuyên và giãn cách xã hội.

Chính vì lý do này, giới chuyên gia khẳng định bất cứ trường hợp đeo khẩu trang nào, từ khẩu trang y tế đến khẩu trang tự chế, khẩu trang vải... ở cấp độ cộng đồng đều góp một phần vào khả năng đáp ứng toàn diện đối với cuộc chiến chống dịch.

Xét về tiểu vùng, đeo khẩu trang đã và đang trở nên bắt buộc ở hầu hết các quốc gia Đông Nam Á. Đơn cử như Thái Lan, nếu một cá nhân bị phát hiện không đeo khẩu trang khi ra đường, họ sẽ phải chịu án phạt hành chính vô cùng nghiêm khắc. Ở Luzon (Philippines) – nơi có 50 triệu công dân đang bị “phong tỏa”, đeo khẩu trang cũng là điều bắt buộc.

Không dừng lại ở đó, kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát, đeo khẩu trang cũng không còn là điều gì xa lạ đối với các nước châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Cụ thể, một số tỉnh thành ở Trung Quốc đã triển khai chính sách “khẩu trang bắt buộc” ở các khu vực công cộng. Ở Hongkong và Singapore, những ai có triệu chứng ho, sổ mũi... cũng được yêu cầu đeo khẩu trang.

Trong một thông tin khác có liên quan, chứng kiến tình trạng thiếu hụt khẩu trang nghiêm trọng, WHO kêu gọi tăng 40% năng suất sản xuất các thiết bị bảo hộ, bao gồm cả khẩu trang. Cùng lúc, các cơ quan y tế cũng cần tối ưu hóa công tác phân phối khẩu trang để ưu tiên cho nhu cầu sử dụng của đội ngũ nhân viên y tế đang làm việc trong môi trường nguy hiểm, cũng như người cao tuổi và những người dễ bị tổn thương và xét phương án kéo dài tuổi thọ của khẩu trang, hoặc sáng chế khẩu trang có thể tái sử dụng nhiều lần...

Hạnh Nhi

 (Lược dịch từ CNA, Worldmeter, Yahoo News & The Lancet)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức

Từ ngày 26 - 29/11, các đoàn đại biểu từ hơn 110 quốc gia đang tập trung ở Thủ đô Bangkok, Thái Lan để đưa ra các lộ trình quốc gia và đàm phán một tuyên bố chung về sức khỏe răng miệng tại Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu đầu tiên, do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tổ chức.

Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức
COP29: WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu

Ngay trước thềm Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lên tiếng kêu gọi chấm dứt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, đồng thời ủng hộ sự thích ứng và phục hồi lấy con người làm trung tâm.

COP29 

WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu
Return to top