Thế giới

Xuất khẩu lúa mì từ Ấn Độ giúp hạ nhiệt tình trạng thiếu hụt toàn cầu

ClockThứ Tư, 30/03/2022 08:34
TTH.VN - Trong bối cảnh mọi người trên thế giới đang lo lắng hơn bao giờ hết về tình trạng thiếu hụt lương thực và lạm phát gia tăng, các kho hàng tại Ấn Độ đang tràn ngập ngũ cốc và những người nông dân ở quốc gia này đang chuẩn bị cho một vụ thu hoạch kỷ lục khác.

Căng thẳng Nga-Ukraine đẩy giá lúa mì, dầu ăn tăng mức cao kỷ lụcHệ thống lương thực là chìa khóa cho sự tồn tại chung của chúng ta

Tiềm năng xuất khẩu lúa mì của Ấn Độ ra thị trường thế giới trong niên vụ 2022 - 2023 là 12 triệu tấn. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN 

Đáng chú ý, Ấn Độ là nhà sản xuất lúa mì lớn thứ hai toàn cầu, sau Trung Quốc. Theo ước tính trung bình trong một cuộc khảo sát của Hãng Thông tấn Bloomberg với các thương nhân, các nhà xay xát và nhà phân tích, quốc gia này có tiềm năng xuất khẩu 12 triệu tấn lúa mì ra thị trường thế giới trong niên vụ 2022 - 2023.

Trước đó, Bloomberg cũng trích dẫn số liệu từ Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ cho thấy, trong niên vụ 2021 - 2022, các lô hàng lúa mì xuất khẩu đã đạt 8,5 triệu tấn.

Trong một động thái liên quan, ông Vijay Iyengar, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Công ty Agrocorp International có trụ sở tại Singapore, công ty giao dịch khoảng 12 triệu tấn ngũ cốc hàng năm nhận định: “Xuất khẩu lúa mì của Ấn Độ hỗ trợ thị trường trong tình hình nguồn cung thế giới eo hẹp. Điều này cũng giúp kiểm soát chặt chẽ giá cả toàn cầu. Nếu Ấn Độ không xuất khẩu lúa mì với số lượng lớn, giá cả có khả năng sẽ leo thang hơn nữa".

Được biết, giá lúa mì chuẩn tại Chicago đã tăng lên mức cao nhất mọi thời đại là 13,635 USD/giạ trong tháng 3 này, so với mức trung bình chỉ khoảng 5,5 USD/giạ trong 5 năm trước.

Trong khi Ấn Độ có xu hướng xuất khẩu lúa mì chủ yếu sang các quốc gia láng giềng như Bangladesh và một số thị trường Trung Đông; thì hiện nay, các nhà xuất khẩu có khả năng tìm thấy người mua trên khắp châu Phi, cũng như các khu vực khác ở Trung Đông.

Theo nguồn tin từ Bộ Thương mại Hoa Kỳ, Ấn Độ đang trong các cuộc đàm phán cuối cùng để bắt đầu xuất khẩu lúa mì tới Ai Cập, quốc gia nhập khẩu hàng đầu thế giới. Trong khi đó, các cuộc thảo luận đang diễn ra với những quốc gia như Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Bosnia, Sudan, Nigeria, và Iran.

Cũng theo dữ liệu từ Chính phủ Hoa Kỳ, xuất khẩu lúa mì từ Ấn Độ vốn đã tăng hơn gấp 4 lần, lên khoảng 6 triệu tấn trong giai đoạn 10 tháng tính đến tháng 1/2022, so với một năm trước đó.

Lê Thảo (Lược dịch từ Bloomberg & The Straits Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

IMF nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) vừa nâng triển vọng kinh tế toàn cầu trong năm nay, đồng thời duy trì dự báo ảm đạm trong trung hạn, theo dữ liệu mới được công bố ngày 16/4.

IMF nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu
Tổ chức Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu lần thứ 10

Tiếp nối thành công 9 năm, Ban dự án Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu tiếp tục phối hợp với các tổ chức, cá nhân, Hội đoàn, cộng đồng kiều bào, các nhà trí thức, khoa học và bạn bè quốc tế tổ chức trực tiếp và trực tuyến Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu - Lễ Giỗ Tổ và vinh danh con cháu Vua Hùng toàn cầu 2024 với chủ đề “Hoà bình - Di nguyện của tổ tiên”.

Tổ chức Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu lần thứ 10
ADB: Kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng vững chắc giữa nhiều bất ổn bên ngoài

Trong Báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á (ADO) tháng 4/2024 vừa được công bố hôm nay (10/4), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã giữ nguyên dự báo tăng trưởng năm 2024 đối với Việt Nam được đưa ra trước đó, bất chấp những bất ổn kéo dài từ môi trường bên ngoài. Cụ thể, ADB kỳ vọng nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng lần lượt ở mức 6% và 6,2% vào năm 2024 và 2025.

ADB Kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng vững chắc giữa nhiều bất ổn bên ngoài
Return to top