Thế giới

Hệ thống lương thực là chìa khóa cho sự tồn tại chung của chúng ta

ClockThứ Tư, 16/03/2022 09:35
TTH.VN - Báo cáo gần đây của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC) của Liên Hiệp quốc không chỉ là lời cảnh báo về tác động thảm khốc, cũng như không thể tránh khỏi của biến đổi khí hậu, mà đây còn là sự công nhận rõ ràng nhất rằng “hệ thống lương thực” là chìa khóa cho sự tồn tại của chúng ta.

Căng thẳng Nga-Ukraine đẩy giá lúa mì, dầu ăn tăng mức cao kỷ lụcMỹ nối lại một phần hoạt động lãnh sự quán tại Cuba sau 5 nămCuba đẩy mạnh sản xuất, hướng tới mục tiêu tự chủ lương thựcASEAN-Chile khẳng định cam kết tăng cường quan hệ đối tác phát triểnCuba tăng cường an ninh lương thực, giảm phụ thuộc vào nhập khẩu

Đẩy mạnh và tăng cường hệ thống lương thực là chìa khóa cho sự tồn tại của mọi quốc gia. Ảnh minh họa: TTXVN/Vietnam+

Trong suốt báo cáo, các nhà khoa học về khí hậu hàng đầu thế giới đã làm rõ việc chuyển đổi hệ thống lương thực toàn cầu sẽ là công cụ để đáp ứng các mục tiêu toàn cầu về nhân quyền, bình đẳng và biến đổi khí hậu.

Được biết, theo kết quả của hội nghị thượng đỉnh các hệ thống lương thực của Liên Hiệp quốc diễn ra vào năm 2021, hơn 110 quốc gia đã có những lộ trình quốc gia mới để chuyển đổi cách sản xuất, chế biến, tiêu thụ và chống lãnh phí thực phẩm nhằm đối phó và làm chậm diễn biến của biến đổi khí hậu. Hiện chính phủ các nước vẫn còn vài tháng trước thềm cuộc đàm phán về khí hậu tiếp theo, diễn ra tại Ai Cập để điều chỉnh các chiến lược và thiết lập hướng đi để thúc đẩy hệ thống lương thực, hướng đến mục tiêu giảm lượng khí thải và hỗ trợ thích ứng cho người dân, cũng như những lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.

Không có gì đáng ngạc nhiên khi một số khu vực phải đối mặt với tác động nghiêm trọng nhất của biến đổi khí hậu. Trong đó, tầm quan trọng về kinh tế của lĩnh vực nông nghiệp đối với châu Phi, châu Mỹ Latinh và các đảo Thái Bình Dương, cùng với khả năng đối diện rủi ro khí hậu cao khiến việc thích ứng thông qua hệ thống lương thực trở thành vấn đề sinh tử. Tuy nhiên, những quốc gia này không thể hành động một mình, mặc dù họ chịu nhiều tác động lớn nhất và mạnh nhất. Trên thực tế, các nền kinh tế này cần các nước hành động cùng nhau để cùng nhau đi đúng hướng trong việc hạn chế nhiệt độ tăng lên 1.5oC, tránh những tác động xấu nhất của biến đổi khí hậu.

Do đó, tất cả các quốc gia, giàu và nghèo, kiên cường hay dễ bị tổn thương đều không còn một lựa chọn nào khác ngoài việc phải đương đầu với thách thức trong việc tích hợp phương pháp tiếp cận hệ thống lương thực để đạt được hiệu quả vì con người, hành tinh và sự thịnh vượng.

Theo IPCC, thiệt hại nông nghiệp gây nên do hạn hán ghi nhận trong giai đoạn từ năm 1983 – 2009 lên đến 166 tỷ USD, song việc chuyển đổi hệ thống lương thực có thể giúp mở ra cơ hội kinh doanh mới trị giá 4,5 tỷ USD/năm và huy động vốn thông minh để đầu tư nhiều hơnvào các hệ thống lương thực bền vững hơn.

Với sự hợp tác nhiều hơn trong nhiều vấn đề, các cơ quan và ban ngành, cũng như các chính phủ có thể bắt đầu thực hiện các gói biện pháp toàn diện nhằm thực hiện tốt các cam kết. Tuy nhiên, vẫn cần thừa nhận rằng mọi nỗ lực đều cần có thời gian để mọi việc đi đúng hướng. Điều này chứng tỏ càng có nhiều lý do để bắt đầu càng sớm càng tốt.

Nhìn chung, bằng cách thống nhất và tối đa hóa các giải pháp cho nhiều mối đe dọa đang còn tồn tại, chính phủ các nước có thể biến năm 2022 trở thành bước ngoặt đối với sự tồn tại của hành tinh.

Đan Lê (Lược dịch từ The Hill)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới

Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP29) tổ chức tại Baku (Azerbaijan) từ ngày 11 - 22/11 đưa tính cấp thiết của việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu trở lại chương trình nghị sự quốc tế.

Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới
Return to top