Thể thao

Hy vọng “vàng” & câu chuyện đường dài

ClockChủ Nhật, 14/05/2023 06:53

Lịch thi đấu các môn thể thao tại SEA Games 32Vượt “chướng ngại vật” đầu tiên mang tên MalaysiaSEA Games 2023 và mục tiêu lọt vào top 3 của thể thao Việt Nam

leftcenterrightdel
 Đáng tiếc cho nữ cung thủ Nguyễn Thị Thanh Nhi (áo đỏ) tại SEA Games lần này

Trông cậy Mỹ Hạnh - Mỹ Trang

Võ sĩ Chu Minh Tuấn tham gia SEA Games 32 trong vai trò HLV bộ môn Judo. Thế nhưng, sự vắng mặt của võ sĩ Dương Thị Quỳnh Như ở môn Judo để lại khoảng trống không dễ bù đắp. Cùng với đó, về phía vận động viên (VĐV), thay thế cho Hồ Thanh Minh ở môn bóng đá nam là Lê Quốc Nhật Nam. Tại SEA Games 32 lần này, việc chủ nhà Campuchia không đưa một số môn thế mạnh của Việt Nam, kể cả các nội dung Olympic vào chương trình thi đấu của SEA Games 32, sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến thành tích đóng góp của thể thao Thừa Thiên Huế ở sân chơi thể thao lớn nhất khu vực. Thật đáng tiếc là trường hợp của nữ cung thủ Nguyễn Thị Thanh Nhi.

Mặc dù chỉ có được tấm Huy chương (HC) Bạc đồng đội cung nữ 1 dây ở kỳ SEA Games 31 đầu tiên tham dự, nhưng Nguyễn Thị Thanh Nhi thực sự là “cô gái vàng” của thể thao Việt Nam nói chung và Cố đô Huế nói riêng. Đáng chú ý nhất là tại giải vô địch bắn cung châu Á ASIA Cup - SHARJAH tổ chức ở Qatar vào cuối tháng 12/2022, Thanh Nhi xuất sắc đánh bại đối thủ rất mạnh của đội tuyển bắn cung Hàn Quốc với tỷ số chênh lệch 6 - 2 để giành HC Vàng nội dung cá nhân. Thanh Nhi cũng cùng đội tuyển bắn cung Việt Nam giành HC Đồng tại giải lần này, qua đó đã ghi tên mình vào lịch sử bắn cung và tạo nên “hiện tượng” mới của bắn cung Việt Nam.

leftcenterrightdel
 Những cô gái “vàng” của thể thao Thừa Thiên Huế bị vơi dần ở SEA Games 32

Trọng trách mang vinh quang về cho đất Cố đô lại một lần nữa đặt lên đôi vai chị em Nguyễn Thị Mỹ Hạnh và Nguyễn Thị Mỹ Trang ở môn vật. Họ là những đương kim vô địch SEA Games. Nguyễn Thị Mỹ Trang sở hữu tấm HC Vàng hạng 57 kg nội dung vật tự do nữ. Trong khi đó, Nguyễn Thị Mỹ Hạnh lần thứ 2 vô địch SEA Games (30 và 31) ở hạng cân 62.

Thành tích khó vượt

Không quá khó để chị em Nguyễn Thị Mỹ Hạnh và Nguyễn Thị Mỹ Trang bảo vệ HC vàng và Lê Quốc Nhật Nam cũng có nhiều hy vọng tiếp nối đàn anh Hồ Thanh Minh khoác lên vai tấm huy chương. Thế nhưng, chưa vào cuộc đấu cũng đã thấy rõ thành tích đạt được kỳ này sẽ là một con số lùi của thể thao Thừa Thiên Huế khi so sánh với 3 kỳ SEA Games gần đây nhất.

Tại SEA Games 29, thể thao Thừa Thiên Huế có được 3 tấm HC Vàng. VĐV Trần Thị Yến Hoa xuất sắc đoạt 1 HC Vàng 100m rào nữ với thành tích  13’’40, 1 HC Vàng 4x100m nữ với thành tích 43’’88 phá kỷ lục SEA Games cũ 44’’00. VĐV Lê Minh Thuận đoạt 1 HC Vàng nội dung Kumite đồng đội nam môn võ karatedo. Minh Thuận kết thúc trận thứ 4 với VĐV Thái Lan đem thắng lợi cho đội tuyển Việt Nam với tỷ số 3/0. Bước sang SEA Games 30, thể thao Thừa Thiên Huế có VĐV Nguyễn Thị Mỹ Hạnh xuất sắc giành HC Vàng môn vật; VĐV Trần Thị Yến Hoa giành HC Bạc cá nhân nội dung chạy 100m vượt rào, HC Đồng nội dung đồng đội chạy 4x100m vượt rào; vận động viên Dương Thị Quỳnh Như giành HC Đồng môn Sambo.

Mới đây nhất tại SEA Games 31, thể thao Thừa Thiên Huế góp mặt cầu thủ bóng đá Hồ Thanh Minh và 4 VĐV nữ là Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, Nguyễn Thị Mỹ Trang ở môn vật, Dương Thị Quỳnh Như ở môn Judo và Nguyễn Thị Thanh Nhi ở môn bắn cung. Một kết quả “bội thu” khi cùng với 2 tấm HC vàng của 2 chị em Mỹ Hạnh - Mỹ Trang, tấm HC Bạc của Nguyễn Thị Thanh Nhi, thể thao Thừa Thiên Huế còn có tấm HC Vàng của Hồ Thanh Minh ở môn bóng đá và tấm HC Đồng môn Judo của võ sĩ Dương Thị Quỳnh Như.

Tính chuyện đường xa

Nghị quyết về việc phát triển thể thao thành tích cao của tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 của HĐND tỉnh khóa VI, kỳ họp thứ 11 xác định nhiệm vụ phải tạo bước đột phá mạnh mẽ về thể thao thành tích cao, trong đó tập trung đầu tư trọng điểm phát triển các môn có tiềm năng và thế mạnh của tỉnh, các môn thể thao cơ bản trong Thế vận hội (Olympic), Đại hội Thể thao châu Á (Asiad), Đại hội Thể thao Đông Nam Á (SEA Games), các giải trẻ quốc tế, khu vực và trong nước.

Nghị quyết của HĐND tỉnh cũng xác định chọn các môn vật, điền kinh, cờ vua, taekwondo, karatedo, bơi - lặn là các bộ môn thể thao trọng điểm nhóm 1 cần tập trung đầu tư trong giai đoạn 2021 - 2025. Mục tiêu cụ thể cũng được xác định, với SEA Games 2023 tham gia thi đấu 3 - 4 môn, phấn đấu đạt 4 - 5 huy chương và SEA Games 2025, tham gia thi đấu từ 4 - 5 môn, phấn đấu đạt được 5 - 6 huy chương.

Sau sự ra đi của Trần Thị Yến Hoa và Lê Minh Thuận, điền kinh và karatedo vẫn chưa tìm kiếm được những tài năng xứng tầm. Tình hình tương tự cũng đang diễn ra ở các môn thể thao trọng điểm nhóm 1 khác, như cờ vua, taekwondo, hay  bơi - lặn. Hy vọng vào sự trở lại của Nguyễn Thị Thanh Nhi ở kỳ SEA Games tiếp theo, nhưng khó đặt mục tiêu cụ thể cho bộ môn bắn cung hay các môn thể thao nhóm dưới.  Đã đến lúc, thể thao Thừa Thiên Huế cần tính đến chuyện... dài hơi.

Bài, ảnh: Bá Trí
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thể thao thành tích cao cần thêm điều kiện để đột phá

Ngày 15/10, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển thể dục, thể thao đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó nhấn mạnh mục tiêu thể thao Việt Nam đạt vị trí tốp ba Đông Nam Á, tốp 20 châu Á, có huy chương tại Olympic và Paralympic. Theo các chuyên gia, hầu hết các mục tiêu đề ra phù hợp với thực lực của thể thao nước ta, nhưng cần sớm có điều chỉnh, tháo gỡ vướng mắc về cơ chế, nhất là về kinh phí trong việc huy động nguồn lực đầu tư.

Thể thao thành tích cao cần thêm điều kiện để đột phá
Chuyển đổi để nâng tầm

Thực hiện Quyết định số 2117 ngày 6/8/2024 của UBND tỉnh, Trường trung cấp Thể dục Thể thao được chuyển đổi thành Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể thao tỉnh. Mô hình hoạt động mới này nhằm đưa thể thao thành tích cao, các môn thế mạnh của Thừa Thiên Huế phát triển đúng hướng, vươn lên tầm vóc mới.

Chuyển đổi để nâng tầm
Return to top