Thể thao

Nghèo tiền, nghèo luôn cả tham vọng

ClockThứ Bảy, 12/09/2015 07:47
TTH - Thành lập học viện bóng đá, mạnh dạn đầu tư cho lớp trẻ, bầu Đức của Hoàng Anh Gia Lai muốn tạo ra sự đột phá cho bóng đá Việt. Những thành công ở tuyến trẻ càng làm bầu Đức tự tin, thế là ngay lập tức cho “thay máu” toàn bộ đội bóng phố núi bằng “bọn trẻ”. Ông Đức đã nhầm to, Công Phượng và các đồng đội suýt nữa lấm lưng, may mà phút chót thoát nạn xuống hạng, phải chơi ở sân chơi hạng Nhất.
CLB Bóng đá Huế

Có nhiều điều để mổ xẻ từ đội bóng Hoàng Anh Gia Lai, song có thể thấy bầu Đức và những người làm bóng đá ở cao nguyên chưa hiểu rõ và nắm vững thực lực của chính mình, chưa hiểu hết bóng đá Việt. Bóng đá là môn thể thao đối kháng. Tài năng là chưa đủ để chiến thắng, ở đây đòi hỏi còn phải tỏ rõ kinh nghiệm, bản lĩnh, nhất là phải biết mình biết ta để có những đối sách cần thiết qua đó giành chiến thắng. Lớp trẻ ở Hoàng Anh Gia Lai chưa có được điều đó nên thất bại cũng là điều dễ hiểu, nhất là phải thi đấu trong môi trường bóng đá Việt Nam còn lắm chuyện bùng xùng, kể cả tiêu cực ở trong lẫn ngoài sân cỏ.

So với Hoàng Anh Gia Lai, bóng đá Huế như một phiên bản ở chiều ngược lại. Một thời oanh liệt nhưng đã lâu lắm rồi, bóng đá Huế sau những trầy trật và lận đận đã trở lại hạng Nhất. Ngay tại giải đấu loại 2 này của quốc gia, Huế cũng chỉ là đội bóng “con nhà nghèo vượt khó” theo đúng nghĩa đen của nó. Trong khi thế hệ cùng lứa như Công Phượng hay Tuấn Anh ở Hoàng Anh Gia Lai được tung hô, thì những cầu thủ của Huế, tài năng chưa chắc “mèo nào cắn mỉu nào” nhưng chẳng được mấy ai đoái hoài. Vậy mà, những gì đã diễn ra đầu giải lại thật ấn tượng khi CLB Huế liên tục chiến thắng và có lúc người hâm mộ đã mơ về giấc mơ trở lại mái nhà xưa V. League.
Chung cuộc về nhì ở Giải hạng Nhất 2015 là kết quả đáng khen của CLB Huế, nhất là trong điều kiện đội bóng Cố đô eo hẹp về tài chính. Thế nhưng, ngôi vị á quân đồng nghĩa với việc chỉ cách suất thăng hạng một bậc là kết quả khiến bao kẻ trót yêu bóng đá Huế chạnh lòng. Đúng là nghèo tiền, bóng đá Huế nghèo luôn cả tham vọng. Thực lực chưa mạnh nhưng với tham vọng lớn, bầu Đức và đội bóng phố núi rồi sẽ có ngày không xa giành lấy quả ngọt. Còn bóng đá Huế, bao giờ cho đến ngày xưa lại là chuyện xa vời.
Đan Duy
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhọc nhằn “tuyển quân”

Sắp đến hè, ban huấn luyện các môn thể thao ráo riết đi tuyển quân, bổ sung lực lượng VĐV năng khiếu thay thế cho lứa VĐV khó có khả năng phát triển thành tích. Tưởng dễ, nhưng hóa ra tuyển được VĐV đủ kiện để gắn bó lâu dài, gặt hái được thành tích cũng phải đổ mồ hôi, sôi nước mắt.

Nhọc nhằn “tuyển quân”
Karatedo tìm lại hào quang

Một lần nữa, Karatedo Thừa Thiên Huế lại lên ngôi khi có sự trở lại dẫn đầu ngoạn mục ở Giải Vô địch Karatedo miền Trung - Tây Nguyên lần thứ X năm 2024. Cũng vào cuối tháng 4 này, 2 VĐV Lê Văn Tình và Lê Minh Thuận góp mặt trong thành phần đội tuyển quốc gia thi đấu ở Giải Vô địch Đông Nam Á ở Thái Lan.

Karatedo tìm lại hào quang
Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam

Dừng bước ở tứ kết trước U23 Iraq với tỷ số sít sao 0-1, U23 Việt Nam phần nào cho thấy những nỗ lực lớn, hoàn thành được mục tiêu tối thiểu trong tình thế khó khăn của bóng đá nước nhà. Các cầu thủ trẻ có tiềm năng phát triển nếu được trọng dụng và tạo điều kiện cọ xát.

Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam
Return to top