Thể thao

Nguyễn Thị Oanh giành huy chương vàng điền kinh châu Á 2023

ClockChủ Nhật, 12/02/2023 08:47
Vận động viên Nguyễn Thị Oanh đã xuất sắc mang về tấm HCV cho thể thao Việt Nam, khi về nhất ở nội dung 1.500 m tại Giải điền kinh trong nhà vô địch châu Á 2023.

Trao thưởng Giải Điền kinh học sinh toàn quốc năm 2022Nhiều mục tiêu đặt ra cho ngành văn hóa, thể thao trong năm 2023

Nguyễn Thị Oanh giành huy chương vàng điền kinh châu Á 2023. Ảnh: BTC.

Nguyễn Thị Oanh bước vào tranh tài cùng 7 vận động viên khác đến từ Nhật Bản, Kazakhstan, Kuwait, Kyrgyzstan… VĐV quê Bắc Giang đã có phần thi xuất sắc, đặc biệt là ở 2 vòng thi cuối, Nguyễn Thị Oanh đã bứt lên vượt qua các đối thủ để tạo ra khoảng cách trước khi cán đích đầu tiên.

Nguyễn Thị Oanh đã về nhất và đoạt HCV với thành tích 4 phút 15 giây 55.

VĐV giành HCB là Yume Goto (Nhật Bản, 4 phút 19 giây 29) và HCĐ là Akbayyan Nurnamet

Trong năm 2022, Oanh đã giành 3 huy chương vàng SEA Games 31, phá 1 kỷ lục. Bên cạnh đó, cô cũng giành 4 huy chương vàng tại Đại hội Thể dục thể thao toàn quốc lần thứ 9.

(Kazakhstan, 4 phút 21 giây 31).

Với việc đoạt HCV điền kinh trong nhà Châu Á, Nguyễn Thị Oanh đã làm nên lịch sử cho thể thao Việt Nam.

Trước đó, điền kinh Việt Nam chỉ có 2 VĐV có được thành tích này là Trương Thanh Hằng (nội dung 800m, năm 2010) và Bùi Thị Thu Thảo (nhảy xa, năm 2018).

Bên cạnh thành tích xuất sắc của Nguyễn Thị Oanh, Nguyễn Thị Huyền đã giành HCB nội dung 400m với thành tích 54 giây 67.

Giải điền kinh trong nhà vô địch châu Á 2023, diễn ra tại Astana (Kazakhstan) từ 10 - 12/2, với hơn 500 VĐV từ 31 quốc gia, vùng lãnh thổ, tranh tài ở 26 nội dung. Tuyển Việt Nam tham dự với 4 vận động viên Nguyễn Thị Oanh, Nguyễn Thị Huyền, Lương Đức Phước và Nguyễn Trung Cường.

Theo TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Các nước châu Á đang phát triển chứng kiến sự gia tăng về đầu tư xanh

Theo báo cáo Đầu tư Thế giới mới nhất của Hội nghị Liên hợp quốc tế về thương mại và phát triển (UNCTAD), các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á là nơi tọa lạc của 60% “siêu dự án” trên thế giới. Báo cáo của UNCTAD cũng nêu bật sự gia tăng đáng kể về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mới vào các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á, trong đó đầu tư vào các lĩnh vực liên quan đến Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs) và chuyển dịch xanh có mức tăng trưởng đáng ghi nhận.

Các nước châu Á đang phát triển chứng kiến sự gia tăng về đầu tư xanh
AI đóng vai trò lớn trong việc giải quyết các thách thức bền vững của châu Á

Trong những năm qua, châu Á đã phải đối mặt với nhiều thảm họa khí hậu, với hiện tượng thời tiết El Niño gây ra những đợt nắng nóng gay gắt và hạn hán xen kẽ với những đợt bão mạnh hơn và khó lường hơn. Khu vực này cũng đang phải tiếp tục gánh chịu gánh nặng của biến đổi khí hậu đang càng trở nên trầm trọng hơn do nhiệt độ toàn cầu tăng cao.

AI đóng vai trò lớn trong việc giải quyết các thách thức bền vững của châu Á
Du lịch châu Á dự báo phục hồi mức trước đại dịch vào năm 2025

Theo Hãng xếp hạng tín dụng toàn cầu Fitch Ratings, du lịch châu Á đang trên đà đạt được mức trước đại dịch trong nửa đầu năm tới, nhờ nỗ lực của các chính phủ nhằm thu hút du khách, sự gia tăng của hoạt động du lịch ra nước ngoài từ Trung Quốc…

Du lịch châu Á dự báo phục hồi mức trước đại dịch vào năm 2025
Châu Á - Thái Bình Dương: ADB ký cam kết mới giúp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vừa ký một cam kết trị giá 50 triệu USD cho Quỹ Chuyển đổi khí hậu châu Á Actis, nhằm hỗ trợ việc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng sạch và giải quyết các thách thức phát triển từ tác động của tình trạng biến đổi khí hậu ở khu vực châu Á và Thái Bình Dương.

Châu Á - Thái Bình Dương ADB ký cam kết mới giúp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng
Return to top