Thể thao

“Mỏ vàng” Kurash & Kickboxing

ClockThứ Bảy, 21/05/2022 12:13
TTH - Trước ngày chính thức khai mạc SEA Games 31, các Kurash nổi lên là "mỏ vàng" của thể thao Việt Nam. Chỉ tiêu 5 tấm HCV, chỉ qua 3 ngày thi đấu, Kurash đã vượt. Tiếp theo Kurash lại đến Kickboxing. Môn thi đấu này đã có ngày 13/5 rực rỡ khi đoạt đến 5 tấm HCV.

Xe đạp Việt Nam chắc chắn sẽ có thêm huy chươngNối tiếp giấc mơ vàngSEA Games 31: Việt Nam giành Huy chương Vàng và Huy chương Bạc ở nội dung carom 1 băng

Kurash Việt Nam thống trị tại SEA Games. Ảnh: thanhnien.vn

Việt Nam vốn nổi tiếng về tinh thần thượng võ. Nhiều môn võ thuật vốn là quốc võ của nhiều quốc gia khác nhau, khi đến Việt Nam đều “bị” chinh phục. Ví như Pencak Silat - quốc võ của Indonesia, Malaysia vậy mà ở các cuộc tranh tài, Việt Nam vẫn chiến thắng tuyệt đối. Kurash cũng vậy, mới xuất hiện cách đây cỡ hơn 10 năm mà đến nay đã là mỏ vàng của thể thao Việt Nam.

Nếu Judo xuất hiện ở Nhật Bản vào năm 1532, thì người Uzbekistan chứng minh rằng môn Kurash của họ có lịch sử không dưới 3.500 năm. Kurash là môn thể thao chú trọng vào yếu tố thể lực và cơ bắp. Luật thi đấu Kurash nhiều nét tương đồng với bộ môn Judo. Từ năm 2007, rất nhiều VĐV Judo Việt Nam đã chuyển sang tập Kurash và giành nhiều chiến tích cũng như tích lũy được rất nhiều kỹ thuật, chiến thuật, có lợi cho các võ sĩ trẻ hiện nay.

Kick nghĩa là đá, boxing nghĩa là quyền Anh. Kickboxing hiểu nôm na là môn võ thuật sử dụng đòn tay và chân. Sự tinh túy của Kickboxing thể hiện ở chỗ môn võ thuật này là “con lai” giữa Muay, Karate-do và Boxing. Nếu

Karate-do được hình thành từ thế kỷ 18 và phát triển rộng rãi ở thế kỷ 19, Muay xuất hiện từ thế kỷ 16 thì Kickboxing lại có lịch sử ngắn hơn nhiều. Thuật ngữ Kickboxing xuất hiện vào năm 1950 bởi một nhà quảng bá quyền Anh tại Nhật Bản. Môn võ này trở nên phổ biến hơn tại Mỹ năm 1970 và bắt đầu phát triển rộng rãi vào năm 1979 nhờ việc ESPN phát sóng trực tiếp các trận đấu.

Huỳnh Văn Tuấn (đỏ) giành tấm huy chương vàng đầu tiên cho đoàn thể thao Việt Nam ở môn Kickboxing. Ảnh: vov.vn

Kickboxing bắt đầu du nhập vào Việt Nam từ năm 2009 khi nằm trong hệ thống thi đấu của Đại hội Thể thao châu Á trong nhà. Dù “sinh sau đẻ muộn” nhưng Kickboxing dần trở thành môn thể thao được đông đảo mọi người yêu thích và tham gia tập luyện. Kickboxing còn là môn thể thao mà nhiều người lựa chọn tập luyện như một cách giảm cân, tăng cường cơ bắp, rèn luyện khả năng tư duy, phản xạ linh hoạt. Năm 2019, Kickboxing lần đầu tiên được đưa vào hệ thống thi đấu tại SEA Games lần thứ 30 (SEA Games 30).

Cùng với Kurash và Kickboxing, nhiều môn thể thao mới, như Rowing hay cả Pencak Silat đã là đang là những "mỏ vàng" thực sự của Việt Nam tại đấu trường SEA Games lần này. Chiến thắng ở một môn thể thao mới và xa lạ cũng là một niềm vui đặc biệt. Nói theo kiểu kiếm hiệp, cho thấy trình độ "song thủ hỗ bác", một môn tuyệt kỹ có thể làm cho 1 người đồng thời thi triển 2 loại võ công khác nhau bằng 2 tay, làm cho đối thủ cảm thấy giống như đang đối đầu với 2 người, của các võ sĩ Việt Nam quả không thể xem thường!

ĐAN DUY

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Người đứng sau thành công của bắn cung Huế

Dân “tay ngang” và tự mò mẫm, dò đường nhưng bằng ý chí, nghị lực cùng sự ham học hỏi, Lại Đăng Quang đã đưa bắn cung Thừa Thiên Huế là đầu tàu của khu vực miền Trung, gặt hái nhiều thành công ngoài sự mong đợi.

Người đứng sau thành công của bắn cung Huế
“Bùng phát” trộm bình điện, xe đạp thể thao

Một ngày tháng 4/2024, nhóm học sinh khối 10 của một trường THPT đang tổ chức hoạt động ngoại khóa tại khu vực Bia Quốc Học Huế thì phát hiện, một bạn trong nhóm bị đối tượng xấu lấy mất hệ thống bình ắc quy xe máy điện từ lúc nào...

“Bùng phát” trộm bình điện, xe đạp thể thao
Nhọc nhằn “tuyển quân”

Sắp đến hè, ban huấn luyện các môn thể thao ráo riết đi tuyển quân, bổ sung lực lượng VĐV năng khiếu thay thế cho lứa VĐV khó có khả năng phát triển thành tích. Tưởng dễ, nhưng hóa ra tuyển được VĐV đủ kiện để gắn bó lâu dài, gặt hái được thành tích cũng phải đổ mồ hôi, sôi nước mắt.

Nhọc nhằn “tuyển quân”
Karatedo tìm lại hào quang

Một lần nữa, Karatedo Thừa Thiên Huế lại lên ngôi khi có sự trở lại dẫn đầu ngoạn mục ở Giải Vô địch Karatedo miền Trung - Tây Nguyên lần thứ X năm 2024. Cũng vào cuối tháng 4 này, 2 VĐV Lê Văn Tình và Lê Minh Thuận góp mặt trong thành phần đội tuyển quốc gia thi đấu ở Giải Vô địch Đông Nam Á ở Thái Lan.

Karatedo tìm lại hào quang
Return to top