Thể thao

Hơi tiếc… cờ người

ClockThứ Bảy, 09/05/2015 16:39
TTH - Cờ người không phải là “món ăn” chính trong “bữa tiệc” sang trọng nhưng khi xuất hiện, môn thể thao này chẳng khác nào dĩa ớt đỏ rực cho người thích ăn cay, là tô nước rau luộc thanh tao giữa “bàn tiệc” ê hề các món ngon, món bổ.

Ví von (hơi khập khiểng) như vậy để thấy, cờ người luôn có vị thế cũng như thu hút một lượng khách nhất định trong các dịp lễ hội, đầu xuân. Bởi lẽ, thay vì phải chứng kiến cuộc đọ trí căng thẳng giữa 2 kỳ thủ trong một không khí có trầm lắng thì với biến tấu của mình, cuộc tranh tài bỗng chốc trở nên sôi động qua những động tác võ thuật, những pha đối kháng bằng binh khí “như thật” của những xe, những pháo, những tốt do võ sinh của Võ Kinh Vạn An – môn phái võ cổ truyền có nguồn gốc từ võ cung đình thời Nguyễn – thế vai.

Diễn cờ người tại Festival Nghề truyền thống Huế 2015
Khi hỏi đến cờ người, ông Nguyễn Văn Dấu – GĐ Trung tâm TDTT Tp. Huế khá hào hứng. Hào hứng đến mức ông tường thuật lại một lèo trận thi đấu cờ người mới vừa diễn ra trong đợt Festival Nghề truyền thống Huế 2015 tại công viên Thương Bạc mà quên rằng, người viết đã cùng ông và hàng trăm khán giả theo dõi từ đầu đến cuối dưới tiết trời vừa nắng gắt vừa oi bức của xứ Huế đầu hè.
Xem thi đấu cờ người, không chỉ chứng kiến những nước cờ cao, hiểm hóc của các kỳ thủ nổi tiếng, khán giả còn được mãn nhãn trước những màn biểu diễn võ thuật cổ truyền cực kỳ đẹp mắt của các võ sinh. Đây là điều đặc biệt của cờ người cũng như chưa môn thể thao nào làm được hoặc tương tự.
“Trước đây, đôi lần tôi cũng tính đem cờ người đi biểu diễn ở một số tỉnh, thành bạn nhằm quảng bá đến công chúng và du khách khắp nơi nét văn hóa – thể thao đặc sắc của Huế. Tuy nhiên, điều kiện kinh phí, lực lượng hạn chế nên dự định này phải đành tạm gác lại.” ông Dấu giọng tiếc nuối.
Để ra mắt khán giả một trận thi đấu cờ người hoàn chỉnh thì trong tay phải có một nhóm khoảng chừng 50 võ sinh đến từ các môn phái võ cổ truyền. Tiếp đó, lực lượng này phải tập luyện liên tục trong vài tháng, bởi bên cạnh “võ luyện” nhuần nhuyễn để tránh vô ý gây thương tích lúc biểu diễn đối kháng, các võ sinh cũng phải “văn ôn”, phải thuần thục các vị trí, đường đi nước bước trên bàn cờ.
Huế có rất nhiều môn phái võ cổ truyền, nhưng để điều động lực lượng thì không phải võ phái nào cũng đảm đương được bởi số võ sinh vào vai các quân cờ rất đông, tầm 50 người. Nếu huy động một võ phái tầm chục võ sinh cũng được, nhưng khi biểu diễn quyền thuật hoặc đối kháng sẽ không ăn khớp, thậm chí dẫn đến gây thương tích do mỗi võ phải đều có đặc trưng riêng của mình. Và để vào vai các quân cờ thì hiện tại chỉ có mỗi Võ Kinh Vạn An mới đủ lực lượng để đảm đương.
Tiếc là ngân sách hạn chế trong khi tổng chi phí khoảng 65 triệu đồng cho một lần biểu diễn (3 buổi) nên cố gắng lắm, chúng tôi mới tổ chức được 2 lần/năm nếu năm đó diễn ra festival, còn không, nét văn hóa – thể thao đặc sắc này chỉ có thể đến với khán giả vào dịp đầu xuân.
Ngoài ngân sách được cấp, nếu thu hút được các nhà tài trợ (chừng 100 triệu đồng/năm) thì tôi tin, cờ người Cố đô không chỉ dừng lại ở mốc “xuân thu nhị kỳ” và gói gọn trên địa bàn thành phố Huế, ông Dấu khẳng định.
Hàn Đăng
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Để bơi lặn... hái “trái ngọt”

Sau giải đấu “trắng tay” ngay ở sân nhà, bơi lặn Huế đang hướng đến những tấm huy chương tại Giải bơi lặn vô địch các CLB quốc gia 2024 vào tháng 9 tới. Thực tế cho thấy, muốn có được “trái ngọt”, bơi lặn Thừa Thiên Huế phải có những đầu tư thỏa đáng.

Để bơi lặn  hái “trái ngọt”
“Hương Chữ Ngày mới”

Đó là chủ đề của Giải chạy vì cộng đồng năm 2024 do phường Hương Chữ (Hương Trà) tổ chức, diễn ra ngày 19/5.

“Hương Chữ Ngày mới”
“Bố Chung” trở lại

Với bóng đá nữ Việt Nam, HLV Mai Đức Chung đã trở thành một tượng đài. Thành tích giành 6 HCV SEA Games (2003, 2005, 2017, 2019, 2021 và 2023), 1 danh hiệu vô địch bóng đá nữ Đông Nam Á (2019), giúp đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam lần đầu tiên lọt vào vòng chung kết World Cup (2023) của ông Chung “xe ca” có lẽ là “vô tiền khoáng hậu” không chỉ của bóng đá nữ mà của cả chung nền bóng đá Việt Nam từ trước đến nay.

“Bố Chung” trở lại
Return to top