Thể thao quốc tế
Bóng đá nữ ASIAD 19: Thử thách khó khăn cho Việt Nam

Bóng đá nữ ASIAD 19: Thử thách khó khăn cho Việt Nam

ClockThứ Tư, 27/09/2023 16:09
Vào lúc 15 giờ ngày 28/9, đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam sẽ bước vào trận đấu được nhận định rất khó khăn trước nhà ĐKVĐ Nhật Bản ở lượt thứ 3 vòng bảng môn bóng đá nữ ASIAD 19.
Tuyển nữ Việt Nam phải đụng độ ĐKVĐ Nhật Bản ở lượt trận thứ 3 vòng bảng ASIAD 19. Ảnh: TTXVN 

Sau 2 chiến thắng trước Nepal và Bangladesh, đoàn quân của HLV Mai Đức Chung đang tạm thời xếp thứ nhì ở bảng D (cùng 6 điểm như Nhật Bản nhưng xếp sau do kém về hiệu số bàn thắng/bại). Dù đã thắng 2 trận nhưng đội tuyển nữ Việt Nam cũng cần phải nỗ lực trong trận cuối cùng vòng bảng với ĐKVĐ Nhật Bản để giành vé vào tứ kết.

Tuyển nữ Việt Nam phải hướng đến một trận hòa, nếu muốn cạnh tranh tấm vé vào tứ kết dành cho đội nhì bảng có thành tích tốt nhất.

Nếu giành 1 điểm trước Nhật Bản, thầy trò HLV Mai Đức Chung sẽ kết thúc với vị trí nhì bảng D khi có 7 điểm. Sau khi trừ đi 3 điểm với đội đứng cuối bảng (Nepal hoặc Bangladesh), Việt Nam sẽ còn 4 điểm.

Nếu để thua Nhật Bản, Việt Nam chỉ còn 3 điểm để so sánh với đội đứng nhì của các bảng khác. Trong trường hợp Bangladesh thắng Nepal ở lượt cuối bảng D, thầy trò HLV Mai Đức Chung sẽ có thêm lợi thế về hiệu số khi so sánh với ba đội nhì bảng A, B và E vì đã thắng đậm Bangladesh 6 - 1.

“Đây sẽ là trận đấu rất khó khăn với đội tuyển nữ VN. Mọi người đã chứng kiến Nhật Bản chơi tốt thế nào tại VCK World Cup 2023 vừa qua. Đội tuyển nữ Việt Nam sẽ phải nỗ lực hết khả năng" - HLV Mai Đức Chung nói.  

Theo bảng xếp hạng tạm thời 4 đội nhì bảng có thành tích tốt nhất, Uzbekistan (bảng A), Thái Lan (bảng B) và Việt Nam (bảng D) đang dẫn đầu khi đang có cùng 3 điểm. Philippines và Myanmar (bảng E) xếp chót khi chưa có điểm nào. Nhưng một trong hai đội hoàn toàn có thể vượt lên nếu giành chiến thắng trong cuộc đối đầu trực tiếp giữa cả hai ở lượt cuối bảng E.

Đối thủ cạnh tranh trực tiếp nhiều khả năng sẽ nằm ở bảng E. Nếu Philippines thắng Myanmar 1 - 0, tuyển nữ Việt Nam sẽ bị loại nếu thua 0 - 6 trước Nhật Bản, nếu Philippines thắng 2 - 0, tuyển nữ Việt Nam bị loại nếu thua 0 - 5…

Lúc này, người hâm mộ Việt Nam cũng sẽ phải cổ vũ cả Bangladesh để hy vọng rằng, đội bóng này thắng và vượt lên xếp thứ ba. Khi đó, hiệu số phụ của Việt Nam là +5 và sẽ chỉ bị loại nếu thua 0 - 8 (trong trường hợp Philippiines thắng 1 - 0).

Còn nếu tỷ số các trận đấu đưa đến khả năng hiệu số 2 đội bằng nhau, chỉ số fair-play sẽ được tính đến (Philippines đã nhận 3 thẻ vàng, Việt Nam chưa nhận thẻ nào sau 2 lượt trận).

Việt Nam đang có quyền tự quyết, nhưng mục tiêu có 1 điểm trước đội bóng hàng đầu bóng đá châu Á là không hề đơn giản.

Nhật Bản không mang đến ASIAD 2023 đội hình mạnh nhất, nhưng đây vẫn là tập thể mạnh và là ứng viên nặng ký cho tấm HCV tại Á vận hội năm nay.

Các cô gái của Xứ sở hoa anh đào đã thể hiện phong độ rất cao khi cùng thắng Bangladesh và Nepal với tỷ số 8 - 0. Lần gần nhất Việt Nam và Nhật Bản đụng độ nhau là tại Asian Cup năm 2022. Khi ấy các cô gái Việt Nam đã thất bại với tỷ số 0 - 3. Theo thống kê, trong hầu hết các trận đối đầu với Nhật Bản, Việt Nam thường để thua 3 bàn trở lên.

Lịch sử đối đầu đang chống lại thầy trò HLV Mai Đức Chung. Để đảm bảo vị trí nhì bảng xuất sắc, tuyển nữ Việt Nam sẽ cần phải cầm chân hoặc hạn chế bàn thua ở mức tối thiểu khi đấu với Nhật Bản. Với thể thức được áp dụng tại Đại hội lần này, sự hồi hộp đang kéo dài đến những giây phút cuối cùng.

Dự kiến đội hình xuất phát của 2 đội: 

Tuyển nữ Việt Nam: Khổng Thị Hằng, Thu Thương, Trần Thị Duyên, Tuyết Dung, Hải Linh, Thái Thị Thảo, Diễm My, Vạn Sự, Thanh Nhã, Thu Thảo, Hải Yến

Tuyển nữ Nhật Bản: Asano, Goto, Tabata, Koyama, Koga, Wakiska, Shiokoshi, Tanikawa, Chiba, Nakashima, Shimada

Môn bóng đá nữ ASIAD 19 có 18 đội tham dự và được chia làm 5 bảng. Tuy nhiên, sau khi Iran (bảng A) và Campuchia (bảng C) rút lui, giải chỉ còn có 16 đội tham dự nên cũng thay đổi điều lệ cho phù hợp.

Theo đó, 5 đội dẫn đầu 5 bảng cùng 3 đội nhì bảng có thành tích tốt nhất ở 4 bảng (bảng C không tính do chỉ còn 2 đội) sẽ giành vé vào tứ kết. Hai bảng D (Việt Nam) và E có 4 đội, nên kết quả thi đấu với đội cuối bảng sẽ không được tính khi xếp hạng 3 đội nhì bảng có thành tích tốt nhất.
Theo Báo Tin tức
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đón các anh trở về trong lòng Tổ quốc

Ngày 19/5, tại tỉnh Salavan - nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh bạn đã long trọng tổ chức lễ tiễn đưa 12 hài cốt liệt sĩ (HCLS) quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh ở chiến trường Lào về nước.

Đón các anh trở về trong lòng Tổ quốc
“Bố Chung” trở lại

Với bóng đá nữ Việt Nam, HLV Mai Đức Chung đã trở thành một tượng đài. Thành tích giành 6 HCV SEA Games (2003, 2005, 2017, 2019, 2021 và 2023), 1 danh hiệu vô địch bóng đá nữ Đông Nam Á (2019), giúp đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam lần đầu tiên lọt vào vòng chung kết World Cup (2023) của ông Chung “xe ca” có lẽ là “vô tiền khoáng hậu” không chỉ của bóng đá nữ mà của cả chung nền bóng đá Việt Nam từ trước đến nay.

“Bố Chung” trở lại
Bàn giao hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện hy sinh tại Lào

Sáng 16/5, taị tỉnh Salavan – Lào, Ban chỉ đạo (BCĐ) 515 tỉnh Thừa Thiên Huế và Ban công tác đặc biệt tỉnh Salavan đã tổ chức lễ ký kết bàn giao các hài cốt liệt sĩ (HCLS) quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh tại Lào đã quy tập được trong mùa khô 2023 - 2024.

Bàn giao hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện hy sinh tại Lào
Việt Nam ủng hộ thúc đẩy vấn đề giáo dục trong Chương trình nghị sự Liên hợp quốc

Ngày 15/5 tại New York đã diễn ra phiên họp cấp đại sứ của Nhóm bạn bè về giáo dục và học tập trọn đời. Tham dự phiên họp có Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Amina J.Mohammad, Trợ lý Tổng giám đốc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa LHQ (UNESCO) về Giáo dục Stefania Giannini cùng Đại sứ, Trưởng Phái đoàn và đại diện của gần 30 nước thành viên LHQ.

Việt Nam ủng hộ thúc đẩy vấn đề giáo dục trong Chương trình nghị sự Liên hợp quốc
Return to top