ClockChủ Nhật, 10/09/2017 09:07

Thị trường bán lẻ Việt Nam: Doanh nghiệp vẫn dè chừng về quy mô

Các nhà bán lẻ hiện đại của Việt Nam rất dè chừng về quy mô và số lượng, điều này đang tỉ lệ nghịch với năng lực của các doanh nghiệp.

Sau một thời gian phát triển khá cầm chừng, thị trường bán lẻ Việt Nam đang có những chuyển biến đáng kể, với sự góp mặt của hàng loạt các thương hiệu lớn từ các nhiều lĩnh vực nổi bật như thời trang hay cửa hàng tiện lợi.

Theo đánh giá của bộ phận bán lẻ Savills TP HCM, thị trường bán lẻ của Việt Nam đã có sự mở cửa, nhưng cánh cửa này vẫn chưa thật sự đủ rộng rãi để nhằm mục tiêu bảo vệ các nhà bán lẻ nội địa.

Còn theo ước tính của Hiệp hội Siêu thị Hà Nội, khoảng 50% thị phần bán lẻ Việt Nam thuộc về doanh nghiệp (DN) nước ngoài. Nghe có vẻ khá khiêm tốn nhưng trên thực tế, con số này được ước lượng cao hơn. Với thực tế này, trong tương lai, hoạt động của các DN bán lẻ nội có khả năng bị thu hẹp hơn do thiếu kinh nghiệm, quy mô đầu tư và nguồn nhân lực.

Ông Phạm Thái Bình, Trưởng bộ phận bán lẻ của Savills TP HCM

Ông Phạm Thái Bình, Trưởng bộ phận bán lẻ của Savills TP HCM cho biết, nếu làm một phép so sánh DN Việt Nam và nước ngoài sẽ thấy có rất nhiều sự khác biệt. Trong khi các DN bán lẻ ngoại có sự bài bản, cẩn trọng và chiến lược, tầm nhìn dài hạn, thì DN Việt Nam được đánh giá là linh hoạt, dễ thích ứng vì thấu hiểu được thói quen và văn hóa người tiêu dùng.

“Ở sân chơi quốc tế, sự linh hoạt này không còn là ưu điểm dù thế mạnh đó có thể áp dụng cho một số thị trường mới ở các tỉnh. Nếu muốn phát triển bền vững, các DN Việt cần xây dựng những chiến lược dài hơn, xa hơn và chú trọng hơn việc xây dựng đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp để chuẩn bị cho “cuộc đua” cần sức bền này”, ông Bình khuyến cáo.

Cũng theo nhận định của ông Bình, thực tế cho thấy các DN bán lẻ Việt Nam vẫn đang làm công việc thương mại là chính, bao gồm 2 giai đoạn: Xây dựng thương hiệu và bán hàng. Lý do của tình trạng này không phải vì DN Việt Nam không muốn tiếp tục phát triển và xây dựng bền vững, mà chủ yếu là bởi quy mô càng lớn thì khả năng vượt ra khỏi tầm kiểm soát càng cao.

“Khi không thể vượt qua giai đoạn bão hòa và đi xuống, những người đứng đầu DN nội thường dễ đi đến quyết định chuyển nhượng và tìm cơ hội khác”, ông Bình chỉ rõ.

Trong khi đó, thị trường bán lẻ Việt Nam đang là mảnh đất màu mỡ cho các quỹ đầu tư nước ngoài. Các DN nước ngoài sẵn sàng đổ vốn vào một số các DN nội để phục vụ mục đích phát triển, mở rộng thị trường bán lẻ trong một số các lĩnh vực như ẩm thực, giải trí, giáo dục…

Lĩnh vực sản xuất để phục vụ cho bán lẻ cũng có các bước chuyển dịch đáng kể, khi xu hướng sản xuất tại nước sở tại đang có chiều hướng tăng vì giá thành cạnh tranh hơn và đáp ứng đầy đủ nhu cầu của thói quen, thị hiếu tiêu dùng.

Trưởng bộ phận bán lẻ của Savills TP HCM cũng đánh giá, thị phần bán lẻ của nhà đầu tư nước ngoài hiện đang chiếm trên 50% thị phần bán lẻ và xu hướng ngày càng tăng hơn. Để hiểu rõ nguyên nhân của tình trạng này, cần xét tới một thực tế là các nhà bán lẻ hiện đại Việt rất dè chừng về quy mô và số lượng, điều này lại tỉ lệ nghịch với năng lực của DN.

Mặt khác, dù tốc độ triển khai dự án của DN nước ngoài rất nhanh, trong khi DN trong nước đang loay hoay tìm lối đi, nguồn vốn… thì DN nước ngoài lại bỏ bớt các bước này mà nhắm tới thị phần, đây điều tưởng chừng như khá “xa xỉ” đối với DN trong nước.

Bởi vì đối với DN bán lẻ trong nước, việc khẳng định vị thế, chỗ đứng còn đang đầy chật vật thì chiếm lĩnh thị phần là một điều ngoài tầm với. Song song đó, sự ứng phó với “cơn sóng DN ngoại” của các DN trong nước luôn chỉ gói gọn trong các bước: Ngồi lại bên nhau - dự báo khả năng đối thủ và bàn bạc giải pháp.

“Sự trao đổi - rút kinh nghiệm là cần thiết nhưng thiếu hẳn sự đoàn kết và gắn bó trong một mục tiêu phát triển chung thì sẽ mất một khoảng thời gian rất dài để có thể tìm được hướng đi, thoát khỏi tư thế “chung bàn mà chẳng chung mâm” hiện tại”, ông Bình đưa ra lời khuyến nghị.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tín chỉ carbon cho doanh nghiệp

Hiện nay, doanh nghiệp (DN) muốn tham gia sâu vào thị trường quốc tế phải có tín chỉ carbon. Tín chỉ carbon được hiểu là chứng nhận để giao dịch thương mại và đổi quyền được phát thải khí nhà kính.

Tín chỉ carbon cho doanh nghiệp
Học giả Argentina ca ngợi chiến thắng 30/4/1975 của Việt Nam

Ngày 30/4/1975, ngày Việt Nam hoàn toàn thống nhất là một sự kiện vô cùng trọng đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam và lịch sử thế giới, điều phối viên Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Viện Quan hệ quốc tế Đại học quốc gia La Plata, Argentina, ông Ezequiel Ramoneda khẳng định.

Học giả Argentina ca ngợi chiến thắng 30 4 1975 của Việt Nam
Hoãn đấu thầu vàng: Doanh nghiệp không mặn mà hay đang 'nghe ngóng'?

Do không có đủ số lượng thành viên đăng ký dự thầu và chuyển tiền đặt cọc đúng quy định nên Ngân hàng Nhà nước đã hủy thông báo đấu thầu vàng vào 10h sáng nay (ngày 22/4); đồng thời, công bố sẽ triển khai đấu thầu vàng miếng vào sáng mai, thứ Ba, 23/4.

Hoãn đấu thầu vàng Doanh nghiệp không mặn mà hay đang nghe ngóng
Return to top