ClockThứ Ba, 11/08/2015 07:51

Thiếu nước, nhiễm mặn, hàng trăm ha ruộng ở Phú Lộc bỏ hoang

TTH - Trong khi đất sản xuất nông nghiệp nhiều nơi ngày càng khan hiếm thì huyện Phú Lộc hiện có hơn 240 ha ruộng lúa vụ hè thu phải bỏ hoang vì sản xuất không hiệu quả.

Không chủ động nguồn nước

Đưa chúng tôi đến vùng ruộng bỏ hoang thôn Nghi Xuân (Vinh Giang), ông Nguyễn Duy Thắng, Chủ tịch Hội Nông dân xã thông tin: Trước năm 2010, toàn xã đưa vào kế hoạch sản xuất 60 ha ruộng hai vụ, nay phần lớn phải bỏ hoang vào vụ hè thu. Nguyên nhân do ruộng nằm cạnh đầm phá, thường bị nhiễm mặn và chưa được đầu tư hệ thống kênh mương hoàn chỉnh nên việc sản xuất lúa đều nhờ trời.
Đất ruộng thôn Nghi Giang (Vinh Giang) bỏ hoang vụ hè thu
Ông Trần Văn Thanh, Đội trưởng sản xuất nông nghiệp thôn Nghi Giang cho biết, trong khu vực có gần 20 ha ruộng, với 50 hộ tham gia sản xuất nhưng gần đây bỏ hoang gần 10 ha. Gia đình ông Thanh chủ yếu làm ruộng, nhưng không dám nghĩ đến vụ hè thu. “Ở Vinh Giang ruộng bỏ hoang là chuyện thường. Nắng thì ruộng nứt nẻ, mưa ngập úng, trong khi đó không có kênh mương tưới tiêu nên bà con không mặn mà với việc trồng lúa”, ông Thanh trăn trở. Cũng theo ông Thanh, mấy năm trước thời tiết thuận lợi, nhiều quỹ ruộng đưa vào gieo cấy 2 vụ/năm; nay chỉ gieo cấy vụ đông xuân cũng thấy bấp bênh. Có nhiều vụ tưởng ăn chắc, không ngờ vào thời điểm lúa ngậm sữa gặp trận mưa lớn là thành công dã tràng.
Xã Vinh Mỹ, nằm cạnh xã Vinh Giang cũng ở tình trạng tương tự. 10 năm nay, địa phương này có gần 30 ha ruộng lúa bỏ hoang. Ông Mai Thuần, thôn 4, xã Vinh Mỹ trở về từ chiến trường Thượng Lào năm 1985, được cấp 2 sào ruộng tại Khe Trại giáp với xã Vinh Giang để sản xuất, nhưng, ông chẳng mặn mà. “Ruộng nghèo dinh dưỡng, lại xa nguồn nước, chuột bọ nhiều nên sản xuất gieo trồng cây gì cũng không hiệu quả, vì thế mấy năm nay gia đình đành giao lại cho xã”- ông Thuần nói.
Địa phương bó tay
Theo tìm hiểu, hiện số ruộng bỏ hoang ở Phú Lộc vào vụ hè thu khoảng 242 ha, tập trung ở các xã Lộc Thủy (50 ha), Lộc Tiến (30 ha), Vinh Hưng (40 ha), Vinh Hiền (20 ha)... Nguyên nhân là do ruộng nhiễm mặn và xa nguồn nước; trong khi đó hệ thống kênh mương thủy lợi xuống cấp và chưa được đầu tư hoàn chỉnh. Một cán bộ xã Vinh Mỹ cho rằng: “Đất ruộng nhiễm mặn, nước tưới khan hiếm nên cây lúa phát triển rất kém. Xã đã chủ động chuyển đổi một số sang trồng màu nhưng không hiệu quả. Do vậy, 5 năm trở lại đây, vụ hè thu nào nông dân cũng đành bỏ hoang”.
Chủ tịch Hội Nông dân xã Vinh Giang, Nguyễn Duy Thắng cho rằng, nếu 60 ha ruộng ở địa phương đưa vào gieo cấy hai vụ cần phải đầu tư hàng chục cây số kênh mương, 2-3 trạm bơm điện với kinh phí lên đến hàng chục tỷ đồng. Điều đó đồng nghĩa xã bó tay, không kham nổi, nên ruộng bỏ hoang là tất yếu. Để tránh lãng phí, gần đây chính quyền địa phương nỗ lực chuyển đất lúa kém hiệu quả sang trồng hoa màu, dưa, đậu, lạc... nhưng chủ yếu là những chân ruộng trũng, đa phần còn lại vẫn không hiệu quả do việc chi phí trên diện tích cây trồng từ công tưới, cây giống quá lớn.
Ông Nguyễn Văn Thông, Phó phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Phú Lộc cho biết, chuyện hơn 240 ha ruộng lúa bỏ hoang đã diễn ra từ 5- 6 năm nay và cũng nhiều lần được đặt lên bàn nghị sự, nhưng vẫn chưa có phương án khắc phục. Nguyên nhân chính là do ở vùng Khu 3, như các xã Vinh Hưng, Vinh Mỹ, Vinh Giang, hệ thống kênh mương nội đồng thủy lợi chưa hoàn chỉnh; một số kênh, đê đập hư hỏng, xuống cấp ở xã Lộc Thủy, Lộc Tiến, Lộc Vĩnh nên vào mùa khô không chủ động nguồn nước. Ông Thông nói: “Chúng tôi là đơn vị phụ trách lĩnh vực sản xuất nông nghiệp rất trăn trở chuyện ruộng bỏ hoang. Huyện thì không có tiền. Đơn vị cũng nhiều lần kiến nghị cấp trên để có phương án khắc phục nhưng vẫn chưa có chuyển biến nhiều”. Ông Thông thông tin thêm, hiện tại tuyến đê Hạ Giá (Lộc Thủy), kênh mương Thừa Lưu đang được tỉnh, huyện nâng cấp xây dựng. Mới đây, Chính phủ Luxembourg đã hỗ trợ đầu tư hệ thống đê từ Vinh Hưng đến Vinh Giang. Hy vọng thời gian đến Phú Lộc sẽ giảm dần diện tích ruộng lúa bỏ hoang và có điều kiện chuyển sang trồng một số loại cây phù hợp, góp phần ổn định lương thực tại chỗ cho người dân địa phương.
Bài, ảnh: Khánh Quan
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Không để cháy rừng Hòn Vượn trong dịp lễ

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND thị xã Hương Trà, Ban Quản lý Rừng phòng hộ Sông Bồ tổ chức trực bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng tại đỉnh núi Hòn Vượn từ ngày 26/4 - 1/5.

Không để cháy rừng Hòn Vượn trong dịp lễ
Lan tỏa văn hóa tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ trong giáo dục

Ngày 26/4, Cục Sở hữu Trí tuệ (SHTT), Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp cùng Tập đoàn Giáo dục EQuest và Trường đại học Phú Xuân tổ chức lễ chào mừng Ngày SHTT thế giới với chủ đề “SHTT và các mục tiêu phát triển bền vững: Xây dựng tương lai chung bằng đổi mới và sáng tạo”. Tham dự sự kiện có ông Lưu Hoàng Long, Cục trưởng Cục SHTT. Về phía tỉnh có ông Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh. Sự kiện còn thu hút gần 60 đại biểu quốc tế.

Lan tỏa văn hóa tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ trong giáo dục
Tín chỉ carbon cho doanh nghiệp

Hiện nay, doanh nghiệp (DN) muốn tham gia sâu vào thị trường quốc tế phải có tín chỉ carbon. Tín chỉ carbon được hiểu là chứng nhận để giao dịch thương mại và đổi quyền được phát thải khí nhà kính.

Tín chỉ carbon cho doanh nghiệp
Hương Trà ưu tiên hình thành các cụm công nghiệp

Sau khi Quy hoạch chung tỉnh Thừa Thiên Huế được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, UBND TX. Hương Trà ưu tiên xúc tiến đầu tư, huy động mọi nguồn lực thực hiện công tác giải phóng mặt bằng cho các công trình trọng điểm, các cụm công nghiệp (CCN); chỉ đạo các ngành chức năng phối hợp với các địa phương khẩn trương hoàn thiện thủ tục để sớm hình thành các CCN trên địa bàn.

Hương Trà ưu tiên hình thành các cụm công nghiệp
Return to top