ClockThứ Tư, 17/06/2015 08:56

Thuật viết lách từ A đến Z

TTH - Đó là tên một cuốn sách về báo chí của nhà báo Ngọc Trân sẽ ra mắt bạn đọc nhân ngày 21/6 này và hữu ích cho những ai đam mê với công việc viết báo.

 

Nhà báo Ngọc Trân là cố vấn biên tập các tạp chí Nhà và Đất, Nhịp cầu Đầu tư, giảng viên thỉnh giảng Khoa Báo chí và Truyền thông, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP Hồ Chí Minh. Ông cũng thường xuyên được các hội nhà báo mời thực hiện các lớp viết tin thời sự, viết bài kinh tế, kỹ thuật phóng sự, nghiệp vụ biên tập ...
Ông từng làm việc  cho các báo Thanh Niên, Tuổi Trẻ và Thời báo Kinh tế Sài Gòn; tu nghiệp tại Đại học Báo chí Lille và thực tập ở nhật báo Ouest France.
Sách đã xuất bản: Khám phá nghề biên tập; Kinh tế học, ồ quá dễ! Viết tin bài đăng báo.
Sách đang biên soạn: Phóng sự và phóng sự điều tra; Nhiếp ảnh và xử lý ảnh báo chí (cùng phóng viên ảnh Hoàng Thạch Vân); Ngữ pháp của người viết lách.

“Tôi viết không được vì chẳng có năng khiếu gì cả!” Hẳn bạn từng nghe bạn bè nói vậy; có thể bạn cũng từng tự an ủi mình như thế vì viết không ra bài. Thật ra, học viết lách không khác gì học chơi đàn hay bơi lội. Trong cả ba trường hợp này, người học đều được rèn luyện hoặc tự rèn luyện để phát triển một kỹ năng.

Nhiều cây bút chuyên nghiệp thường khuyên người muốn vào nghề viết lách rằng cứ ngồi vào bàn rồi cảm hứng sẽ tới. Tác giả sách này cũng có kinh nghiệm về chuyện đó: cứ viết rồi chữ sẽ ra, bài sẽ thành; miễn rằng mình không chạy theo cái gì quá hoàn chỉnh, thúc ép bản thân phải trở nên quá hoàn hảo. Hãy xem viết lách giống như việc trồng cây: yếu ớt thì che chắn, bón phân, tưới nước; vững vàng rồi thì cho ra nắng gió, tranh đua với đời.
Thật ra bạn đã học viết lách rồi - khi còn ngồi trên ghế nhà trường tiểu học và trung học. Giờ chỉ cần ôn lại.
Tác phẩm Thuật viết lách từ A đến Z chính là một tài liệu giúp bạn “ôn lại” nhưng có mở rộng và theo phương pháp của tác giả. Việc hướng dẫn phương pháp học tập lắm lúc lại quan trọng hơn cả việc truyền đạt kiến thức. Kiến thức như thóc - mênh mông; phương pháp là phương tiện vững chắc giúp bạn chọn, chở nó đi xa.
Nếu phải viết lách vì công việc hoặc do muốn chọn viết lách như nghề kiếm cơm kiếm thóc, thì chắc chắn sách này được dành cho bạn. Nhưng nếu chỉ xem đó như một nguồn vui, thì sách này cũng lại dành cho bạn. Viết lách là môn giải trí hầu như không tốn tiền. Mà nhiều khi rất hữu ích.
Ngoài phương pháp tư duy, nghiên cứu và phỏng vấn, sách còn cung cấp những nội dung cần thiết khác cho viết lách: cách dùng tự điển, phép nối, chuyển văn nói sang văn viết; cách phân biệt văn trang trọng, nghiêm trang với những loại văn đời thường; cách diễn đạt giản dị, cụ thể và màu sắc, mở rộng câu, làm cho câu cân phân và không bi sai quy chiếu.
Việc viết sao cho lời văn thêm mạnh mẽ và hấp dẫn cũng được thảo luận cùng cách viết theo hình tháp ngược của nhà báo lẫn cách đặt tít.
Sách sẽ kết thúc với chương hướng dẫn cách biên tập, tức tự sửa những gì do bạn viết ra. 
Thụy Anh
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giáo sư Tô Ngọc Thanh đã “bay về miền sáng”

Trong công tác nghiên cứu văn hóa dân gian ở Việt Nam, một trong những người có tầm ảnh hưởng lớn nhất nửa sau thế kỷ 20 là Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Tô Ngọc Thanh (trong ảnh). Ông thật sự là một học giả uyên bác, một nhà nghiên cứu văn hóa nói chung, văn hóa dân gian nói riêng có những đóng góp quan trọng.

Giáo sư Tô Ngọc Thanh đã “bay về miền sáng”
Phát triển toàn diện, hài hòa giữa các hoạt động văn hóa

Chiều 25/4, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do ông Nguyễn Đắc Vinh, UVTW Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội làm trưởng đoàn có buổi làm việc với UBND tỉnh về việc thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035.

Phát triển toàn diện, hài hòa giữa các hoạt động văn hóa

TIN MỚI

Return to top