ClockThứ Tư, 10/08/2016 14:37

Thượng viện Brazil bỏ phiếu giữ nguyên việc luận tội bà Rousseff

TTH.VN - Thượng viện Brazil đã tiến hành bỏ phiếu về việc tổ chức một phiên tòa luận tội đối với Tổng thống bị đình chỉ Dilma Rousseff, đẩy bà tiến thêm một bước gần hơn với việc bị sa thải khỏi văn phòng, tin từ AFP sáng nay (10/8) cho biết.

Tổng thống Brazil có nguy cơ bị luận tộiCác nước Nam Mỹ bày tỏ lo ngại việc Tổng thống Brazil bị luận tộiThế giới lo ngại về những diễn biến chính trị ở Brazil

Thượng viện Brazil bỏ phiếu luận tội bà Rousseff. Ảnh: PressTV

Sau một cuộc tranh luận vào sáng nay (10/8), kết quả có 59 thượng nghị sĩ bỏ phiếu ủng hộ việc luận tội và 21 quan chức chống lại động thái trên.

Một cuộc bỏ phiếu cuối cùng quyết định số phận chính trị của bà Rousseff, người đã bị đình chỉ chức vụ tổng thống từ tháng 5 vừa qua, dự kiến ​​sẽ diễn ra ở Hạ Viện vào khoảng cuối tháng 8/2016, chỉ vài ngày sau khi Thế vận hội Olympic ở Rio kết thúc.

AFP cho biết, đa số 2/3 phiếu thuận là tỷ lệ cần thiết để đẩy bà Rousseff vĩnh viễn ra khỏi văn phòng Tổng thống.

Bà Rousseff - nữ Tổng thống đầu tiên của Brazil, bị cáo buộc đã ra lệnh tiến hành làm giả báo cáo ngân sách chính phủ của nước này để che giấu sự thâm hụt của một nền kinh tế đang suy giảm, trong khi bà vận động tái tranh cử vào năm 2014.

Bà Rousseff cho rằng, chiến thuật như vậy là thực tế phổ biến dưới thời các chính quyền trước đó,  tuyên bố việc luận tội bà là vi hiến và là một vụ “soán ngôi” .

Trên thực tế, cuộc bỏ phiếu luận tội bà Rousseff hiện nay diễn ra trong thời điểm “rất không phù hợp” cho Brazil, khi quốc gia này đang đăng cai tổ chức Thế vận  hội Olympic Rio 2016 – thời điểm mà lý ra Brazil cần phải thể hiện được sức mạnh kinh tế và sự ổn định chính trị với Olympic đầu tiên của Nam Mỹ.

Cuộc khủng hoảng chính trị hiện nay tại Brazil được coi là một trang tồi tệ nhất trong lịch sử quốc gia Nam Mỹ này. Nền kinh tế Brazil đang trải qua suy thoái lớn nhất kể từ những năm 1930 và bê bối tham nhũng lớn nhất ở công ty dầu khí quốc gia Petrobras. Có những lo ngại rằng, tình hình chính trị căng thẳng có thể châm ngòi cho các cuộc biểu tình trở thành bạo lực.

Bảo Nghi (Lược dịch từ AFP & PressTV)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Iraq khủng hoảng chính trị nghiêm trọng

Quốc hội Iraq vừa quyết định bãi nhiệm Chủ tịch Quốc hội cùng hai Phó chủ tịch, đẩy chính trường chìm sâu vào khủng hoảng chính trị sau chiến tranh.

Iraq khủng hoảng chính trị nghiêm trọng
Return to top