ClockThứ Năm, 10/03/2016 09:52

Tiền thôi chưa đủ

TTH - Sau nhiều cân nhắc, mới đây vào đầu năm 2016, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Quyết định số 200/QĐ-UBND phê duyệt danh mục tham gia đề án “Chính sách hỗ trợ bảo vệ và phát huy giá trị nhà vườn Huế đặc trưng”. 14 nhà vườn tiêu biểu cho nhà vườn xứ Huế đã được hỗ trợ theo 3 mức 400 triệu đồng, 500 triệu đồng và cao nhất 700 triệu đồng, ứng với 3 loại nhà vườn được phân loại dựa vào các tiêu chí cụ thể, tùy vào quy mô, vị trí, giá trị kiến trúc, văn hóa, lịch sử, hiện trạng không gian, kiến trúc đang được gia chủ lưu giữ.

Nhà vườn và câu chuyện về giữ gìn, bảo tồn những giá trị nhà vườn xứ Huế được đặt ra từ nhiều năm nay. Thế nhưng trước đó mọi thứ có vẻ như chỉ dừng lại trên giấy. Được biết, từ năm 2006 đến nay, UBND TP Huế, đơn vị được UBND tỉnh giao trách nhiệm, đã phê duyệt hỗ trợ tu bổ, tôn tạo cho 6 nhà vườn Huế nhưng đến năm 2015 chỉ có… 2 nhà được triển khai. Còn theo khảo sát của Phòng Văn hóa Thông tin TP Huế, trong số 152 nhà vườn tiêu biểu nằm trong danh mục của đề án bảo vệ nhà vườn Huế giai đoạn 2006 - 2010, có tới 52 nhà vườn có nhiều biến động, 14 nhà vườn đã tự tháo dỡ, xây dựng mới, 4 nhà vườn xin rút khỏi danh mục…

Một trong những hướng bảo tồn và phát huy giá trị được quan tâm là biến nhà vườn Huế thành một sản phẩm du lịch. Bằng chứng là ngay những kỳ Festival Huế đầu tiên, nhà vườn Phú Mộng đã được chọn làm điểm đến quan trọng trong dịp vui này của Huế. Thế nhưng điều có thể nhận thấy đây là dự án không thành công. Chủ các nhà vườn ở đây lúng túng, thiếu ý tưởng và không thật tâm huyết. Khách du lịch cũng chẳng thấy mặn mà bởi sự đơn điệu của “thực đơn du lịch” được thưởng thức. Vậy nên, tour du lịch nhà vườn Phú Mộng  nhiều kỳ vọng theo hướng một mũi tên nhiều đích đến cứ vậy phai dần.

Còn có nhiều cách hiểu nhưng có thể thấy, nhà vườn Huế là một khái niệm chỉ một loại vườn cảnh kết hợp giữa kiến trúc nhà ở với vườn cây bao quanh rất độc đáo ở TP Huế và chỉ sử dụng cho những khu vườn cổ thường là các phủ đệ của quan lại phong kiến, nhà ở của các thương gia giàu có phần lớn tập trung ở khu vực Kim Long dọc theo sông Hương. Nhà ở đây được xây theo phong cách truyền thống Việt Nam (thường là nhà rường Huế) và nằm gọn trong những khu vườn được bố trí hài hòa. Nói vậy để thấy rằng, nhà vườn Huế là một đặc thù, không nơi nào có được.

Việc hỗ trợ kinh phí để trùng tu, tôn tạo và phát huy giá trị trong điều kiện vì nhiều lý do khác nhau, nhà rường và kèm theo nó là vườn Huế đang bị những thách thức nghiêm trọng từ nhiều phía là cần thiết. Tuy nhiên, chỉ có tiền là chưa đủ. Trong khu vườn cổ và mái nhà xưa ấy, văn hóa Huế được bảo lưu với tất cả những giá trị của nó. Văn hóa Huế đầy chất nhân văn và cả sự cầu kỳ của lối sống Huế cũng thấm đẫm trong từng gian nhà, gốc cây, góc vườn. Người Huế có vẻ như cố gắn kết tất cả những hiểu biết và ghi nhận của họ về thế giới trong việc xây dựng một ngôi nhà vườn. Phải hiểu và cảm nhận sâu sắc về điều đó, nếu không, có tiền cũng khó có thể phục hồi lại căn nhà và khu vườn của ngày xưa ấy. Đang có ở Huế tình trạng không vui này.

Đan Duy

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mở cửa những không gian “kín cổng cao tường”

Thời gian gần đây, ở Huế xuất hiện nhiều quán cà phê nhà vườn, đặc biệt là cà phê ở những phủ đệ xưa. Đó là những không gian mà cách đây trăm năm là nơi lui tới của những ông hoàng, bà chúa, quan viên để thăm hỏi nhau dịp lễ, tết hay bà con thân thích tụ họp trong các dịp cúng giỗ dòng họ. Vào đây rồi, bạn sẽ có ngạc nhiên thú vị, rằng cuộc sống của chủ nhân ở sau những cánh cổng kiểu thức cung đình ấy thường giản dị, không giàu có như cái vẻ “cung đình” ở bên ngoài.

Mở cửa những không gian “kín cổng cao tường”
Hỗ trợ 45,2 tỷ đồng bảo tồn nhà vườn, rường xứ Huế

Nhà vườn xếp loại 1 được hỗ trợ 1 tỷ, loại 2 là 800 triệu đồng và loại 3 là 600 triệu đồng. Đó là một trong những nội dung nằm trong “Nghị quyết Quy định một số chính sách hỗ trợ, bảo vệ và phát huy giá trị nhà vườn đặc trưng và nhà rường cổ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế” vừa được HĐND tỉnh khóa VIII thông qua chiều 8/12 tại Kỳ họp thứ V.

Hỗ trợ 45,2 tỷ đồng bảo tồn nhà vườn, rường xứ Huế
Tăng giá trị nhà vườn

Qua 7 năm triển khai, đến nay đề án “Chính sách hỗ trợ bảo vệ và phát huy giá trị nhà vườn Huế đặc trưng (gọi tắt là đề án hỗ trợ NVH)” đã có 11 nhà vườn trên địa bàn TP. Huế tham gia và được hỗ trợ kinh phí trùng tu, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị NVH.

Tăng giá trị nhà vườn
Mở những cánh cửa

Tôi có thói quen chạy lòng vòng để ngắm nhìn và chụp những bức ảnh ghi lại dấu tích của lịch sử qua kiến trúc. Giữa phố xá đông đúc hiện đại, lòng chợt lắng lại khi bắt gặp những ngôi nhà, cánh cổng xưa cũ, phủ lớp rêu phong.

Mở những cánh cửa
ĐỀ ÁN “CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ NHÀ VƯỜN HUẾ ĐẶC TRƯNG”:
Nhiều chủ nhà vườn từ chối - kỳ 2: Nâng mức hỗ trợ trùng tu

TP. Huế hiện còn 76 nhà vườn đạt tiêu chí nhà vườn Huế đặc trưng (NVHĐT); trong đó, có 18 nhà tham gia đề án, 39 nhà được đánh giá xếp loại và đưa vào danh sách vận động tham gia. Đến nay, UBND tỉnh đã cấp cho Quỹ Hỗ trợ bảo vệ và phát huy giá trị NVHĐT trên 9,3 tỷ đồng để hỗ trợ trùng tu tôn tạo nhằm góp phần bảo tồn và phát huy giá trị nhà vườn Huế.

Nhiều chủ nhà vườn từ chối - kỳ 2 Nâng mức hỗ trợ trùng tu
Return to top