ClockThứ Ba, 02/06/2015 16:25

Tình trạng lồng ghép tạo bất hợp lý trong thực thi ngân sách

TTH.VN - Đại biểu Quốc hội cho rằng, tình trạng lồng ghép ngân sách là nguyên nhân sâu xa nhất gây bất cập trong thực thi luật ngân sách.

Tiếp tục kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIII, sáng 2/6, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban tài chính, ngân sách của Quốc hội Phùng Quốc Hiển trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật ngân sách nhà nước (sửa đổi).

Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật ngân sách nhà nước (sửa đổi) cho thấy, Dự thảo Luật mới đã sửa đổi, bổ sung khá nhiều nội dung như về phạm vi thu, chi Ngân sách Nhà nước (NSNN), bội chi NSNN, mức vay nợ của ngân sách cấp tỉnh, dự phòng NSNN... Về phân cấp nhiệm vụ chi phát triển kinh tế - xã hội giữa các cấp chính quyền cũng đã được tiếp thu để phù hợp với Dự án Luật tổ chức Chính phủ và Luật tổ chức chính quyền địa phương.

Dự thảo Luật mới đã thể hiện sự thống nhất xuyên suốt trong các quy định về chính sách thu, chi ngân sách. chỉnh lý lại cho phù hợp với các Dự án luật có liên quan đã và sẽ được Quốc hội thông qua như: Luật tổ chức Quốc hội, Luật tổ chức Chính phủ, Luật Kiểm toán nhà nước, Luật tổ chức chính quyền địa phương, Luật đầu tư công,…

Dự thảo tiếp tục kế thừa nguyên tắc bổ sung quy định vay bù đắp bội chi không được sử dụng cho tiêu dùng; nguồn bù đắp bội chi bằng vay trong nước và vay nước ngoài. Trường hợp Chính phủ vay để đầu tư cho dự án, công trình thì phát hành trái phiếu công trình hoặc trái phiếu Chính phủ có bảo lãnh, nhằm giảm mức nợ công trong tương lai. Đồng thời, đề nghị bỏ quy định cụ thể về trái phiếu Chính phủ để đầu tư cho các lĩnh vực giao thông, thủy lợi, giáo dục, y tế.   

Đại biểu Trần Du Lịch, Đoàn Đại biểu Quốc hội TP HCM .

Quy định về thu NSNN là các khoản thu mang tính bắt buộc (chủ yếu là thuế), cùng với các khoản vay của Nhà nước, viện trợ nước ngoài và lợi nhuận của Nhà nước đầu tư ra nước ngoài. Các khoản thu từ đầu tư ra nước ngoài là các loại thuế thu từ hoạt động này. Đối với thu từ cổ tức, lợi nhuận còn lại sau khi trích lập các quỹ, chênh lệch thu lớn hơn chi của Ngân hàng Nhà nước xin sẽ thu một phần các khoản thu này vào NSNN.

Thực hiện giảm dần số bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên so với tổng chi ngân sách địa phương, nhằm chuẩn xác hơn về khả năng tự cân đối ngân sách của từng địa phương.

HĐND không biết quyền của mình đối với ngân sách

Thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật ngân sách nhà nước (sửa đổi), Đại biểu Trần Du Lịch, Đoàn Đại biểu Quốc hội TP HCM cho rằng, lồng ghép là bất cập trong thực thi ngân sách vừa qua nên phải tính toán lại luật để phát triển kinh tế lâu dài.

Giữa luật NSNN và luật chính quyền địa phương cần có mối quan hệ khăng khít. Luật chính quyền địa phương có 3 cơ chế phân quyền, phân cấp và ủy quyền. Chính quyền địa phương có được phân quyền hay chỉ phân cấp, HĐND ko biết quyền của mình ở đâu về ngân sách, các khoản nào thuộc cơ chế phân quyền gắn với luật chính quyền địa phương. “Chúng ta vẫn ở trong cơ chế phân cấp nhập nhằng kể cả nhiệm vụ phân chia ngân sách”, Địa biểu Trần Du Lịch nói.

Đại biểu Trần Du Lịch cho rằng, có thể chấp nhận cho địa phương bội chi, nhưng khi ngân sách địa phương và ngân sách Trung ương khác nhau, trong bối cảnh lồng ghép thì nên việc định ra tỷ lệ là cần thiết.

Mặt khác, mẫu số bội chi/chi đầu tư, nay thay mẫu số lớn hơn, tỷ lệ 30% đối với các địa phương còn lại có thể quá ít, vì tính trên điều tiết Trung ương so với số địa phương còn lại, nên tỷ lệ này cần xem lại và làm rõ mức này ổn định trong vòng 5 năm như ổn định nguồn thu hay điều tiết hàng năm.

Trong vấn đề giải trình, theo Đại biểu Trần Du Lịch, Quốc hội vẫn có quyền quan trọng nhất quyết định ngân sách nếu Quốc hội muốn kiểm soát ngân sách. Trong luật này, riêng vấn đề Quốc hội đặt ra khoản thu, chi… nghĩa là Quốc hội quyết, ko ủy quyền Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Họp ngân sách hàng năm nên tiến hành trong 2 kỳ họp, nếu có bất thường thì đã có dự phòng. Nếu chỉ làm 1 kỳ họp sẽ ko đủ tính thuyết phục. Quốc hội chỉ cần dành 10% quỹ thời gian 2 kỳ họp bàn ngân sách mới kiểm soát được, như hiện nay vẫn chỉ là hình thức.

Ngoài ra, Đại biểu Trần Du Lịch còn cho rằng, Luật Chính quyền địa phương không đánh giá tác động luật ngân sách với vấn đề tăng biên chế, phát sinh nỗi lo biên chế bộ máy phình ra, ngân sách sẽ chịu đựng được ra sao. Do vậy cần đề cập đến vấn đề Luật ngân sách kiểm soát như thế nào về vấn đề này. Nhiều Đại biểu băn khoăn ko biết chúng ta sẽ tăng biên chế kiểu gì.

Nguyễn Quỳnh (Theo VOV)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giải pháp cải thiện chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương năm 2024

Sáng 8/5, UBND tỉnh phối hợp với Bộ Khoa học và công nghệ (KH&CN) tổ chức hội thảo “Thực trạng và giải pháp cải thiện chỉ số đổi mới sáng tạo (ĐMST) tỉnh Thừa Thiên Huế (PII) 2024. Tham gia hội thảo có các ông Hoàng Minh, Thứ trưởng Bộ KHCN; Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; cùng lãnh đạo Cục Phát triển Công nghệ và ĐMST (Bộ KH&CN), các sở, ban ngành, đơn vị, doanh nghiệp tại địa phương.

Giải pháp cải thiện chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương năm 2024
Mở rộng cơ chế, chính sách để thúc đẩy phát triển kinh tế

Việc áp dụng các chính sách trong quá trình thực hiện Nghị quyết 43 của Quốc hội đã giúp tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh đạt được nhiều kết quả; tuy nhiên, thực tiễn áp dụng cũng đang gặp nhiều khó khăn, cần giải pháp tháo gỡ.

Mở rộng cơ chế, chính sách để thúc đẩy phát triển kinh tế
Thu hoạch đến đâu, làm đất gieo cấy vụ hè thu đến đó

Cùng với đẩy nhanh tiến độ thu hoạch lúa đông xuân, ngành nông nghiệp tỉnh yêu cầu các địa phương, người dân khẩn trương làm đất, gieo cấy lúa hè thu đảm bảo kịp thời ứng phó mưa lũ có thể đến sớm trong điều kiện biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp, khó lường.

Thu hoạch đến đâu, làm đất gieo cấy vụ hè thu đến đó
Đề phòng giông sét khi vào vụ sản xuất

Thời điểm kết thúc vụ đông xuân, chuẩn bị vụ hè thu cũng là lúc nông dân đối diện với giông sét trên đồng khi thu hoạch nông sản. Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh cảnh báo, người dân cần chủ động phòng tránh, không được chủ quan, làm đồng khi đang có giông sét, tránh rủi ro do bị sét đánh có thể dẫn đến tử vong.

Đề phòng giông sét khi vào vụ sản xuất
Return to top