ClockThứ Năm, 01/03/2018 08:44

Trao đổi về bài viết: “Băn khoăn về một giải mã”

TTH - Tôi đã đọc nội dung bài: “Băn khoăn về một giải mã”của tác giả Minh Khiêm đăng trên báo Thừa Thiên Huế ngày 9/1/2018. Trước hết, xin cảm ơn anh Minh Khiêm về bài trao đổi. Tôi đã đọc đi đọc lại nhiều lần bài viết của anh nhưng hôm nay mới chính thức “giải trình”, rất mong anh Minh Khiêm, bạn đọc và tòa soạn thứ lỗi cho sự chậm trễ này.

Băn khoăn về một giải mã

Thực ra, nếu ở bình phong miếu cây thị ở làng cổ Phước Tích chỉ có 2 ô hộc mang hình chữ “song hỷ” bình thường thì có thể ít tạo sự tò mò cho “bệnh” nghề nghiệp “đi tìm dấu tích xưa” của tôi. Song ở bình phong này còn có nhiều mảnh sứ cổ hình chữ song hỷ gắn trên cánh chim phụng và trên ô hộc hình chữ song hỷ nên tôi mới mày mò tìm hiểu vì sao trên miếu thờ thần lại có biểu tượng song hỷ. Anh Minh Khiêm băn khoăn cũng đúng thôi, vì hiện nay cái biểu tượng song hỷ ấy được dùng nhiều trong hôn lễ. Thậm chí, bây giờ trên từng quả cau nho nhỏ trong mâm lễ cưới, lễ hỏi cũng có dán biểu tượng song hỷ. Và, biểu tượng này ai cũng chấp nhận là nó phát sinh từ tích truyện Vương An Thạch như tôi đã trình bày trong bài viết. Vậy “giải mã” biểu tượng này để nói về chuyện cầu mong đỗ đạt và hôn nhân gia đình ở làng cổ Phước Tích có khiên cưỡng không? Riêng tôi cho rằng, nó không hề khiên cưỡng như anh Minh Khiêm băn khoăn.

Ngày xưa, ước mơ của đa số sĩ tử là mong được thi đỗ để được ra làm quan và sau đó… cưới vợ (thời đó, chủ yếu là nam giới đi thi). Sau này, nói chính xác hơn là lập gia đình vì nữ giới cũng tham gia học hành thi cử. Người ta thường ví von thi đỗ là “đại đăng khoa”, còn lập gia đình là “tiểu đăng khoa”. Nếu đạt cả hai mới là trọn vẹn, là thành đạt. Có người giải thích rằng: Thi đỗ là “đăng khoa” còn sau khi thi đỗ (thường là phải đỗ trạng nguyên hay tiến sĩ), được vua gả con gái (công chúa) được gọi là “phò mã gia” mới là “đại đăng khoa”. Lý giải này cũng không sai, vì “đăng khoa” là thi đỗ. Bởi vậy, mới có sách “đăng khoa lục” chép tên những người thi đỗ dưới thời phong kiến.

Nghiên cứu về văn hóa làng cổ Phước Tích cũng gặp nhiều điều kỳ thú. Đặc biệt là việc học. Ngay ngôi nhà đầu tiên ở ngõ rẽ vào miếu cây thị có treo bức hoành phi lớn với 4 chữ: “Tú tài đăng khoa” để tôn vinh về một người thi đỗ tú tài sớm trong gia đình. Có bức bình phong của một nhà thờ họ trong làng gắn những mảnh sứ cổ ghi các câu trong sách Luận Ngữ  (sách ghi những câu nói của Khổng Tử). Tôi cho rằng, bình phong miếu cây thị với ô hộc hình chữ song hỷ, những mảnh sứ có chữ song hỷ, hay những mảnh sứ chứa đựng nội dung những câu nói của Khổng Tử ở làng cổ Phước Tích không phải là việc làm vô tình của người xưa, mà nó có chủ ý liên quan đến việc học hành, đỗ đạt của con em trong làng. Nó chính là những biểu tượng xã hội của người dân làng Phước Tích.

Còn vấn đề anh Minh Khiêm nêu: “Hay là chữ “song hỷ” kia nói lên nữ thần mang lại niềm vui cho hai dân tộc Việt và Chăm khi người Việt vào đây lập nghiệp?”. Riêng tôi, tôi không đồng tình với lý giải này. Mong được nghe ý kiến của bạn đọc. Một lần nữa, xin cảm ơn anh Minh Khiêm, bạn đọc và tòa soạn báo Thừa Thiên Huế. 

Nguyễn Thế

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lập hồ sơ di tích đặc biệt làng cổ Phước Tích

Làng cổ Phước Tích được bao bọc bởi con sông Ô Lâu, thuộc xã Phong Hòa (huyện Phong Điền), cách TP. Huế 40km về phía bắc. Làng được thành lập từ năm 1470, dưới thời Lê Thánh Tông. Cùng với khung cảnh thơ mộng, kiến trúc những ngôi nhà rường – vườn có giá trị, các thiết chế văn hóa đặc sắc… Ngôi làng này được công nhận di tích Quốc gia vào năm 2009 giờ đang được các cơ quan chức năng tiến hành các bước lập hồ sơ đề nghị công nhận di tích Quốc gia đặc biệt.

Lập hồ sơ di tích đặc biệt làng cổ Phước Tích
Động lực từ tuyến đường Khúc Lý - Mỹ Xuyên

Sau bao năm chờ đợi, huyết mạch Khúc Lý - Mỹ Xuyên, thuộc Tỉnh lộ (TL) 6B ở huyện Phong Điền đang nâng cấp mở rộng tạo diện mạo mới, góp phần đưa Phong Điền tiến nhanh lên thị xã trong thời gian đến.

Động lực từ tuyến đường Khúc Lý - Mỹ Xuyên
GIẢI CHẠY HALF MARATHON HUYỆN PHONG ĐIỀN:
Hứa hẹn những trải nghiệm mới

Chỉ còn hơn 2 tuần nữa giải chạy Half Marathon huyện Phong Điền lần thứ II, năm 2023 chính thức bắt đầu. Đến thời điểm này, công tác chuẩn bị cho giải chạy cơ bản đã hoàn tất, sẵn sàng đón tiếp các vận động viên và du khách. Thông qua giải chạy lần này, Ban Tổ chức muốn lan tỏa tinh thần rèn luyện thể dục thể thao và thúc đẩy quảng bá du lịch, giới thiệu hình ảnh về vùng đất con người Phong Điền hiền hòa, thân thiện và mến khách.

Hứa hẹn những trải nghiệm mới
Lan toả thương hiệu “Hương xưa làng cổ Phước Tích”

Đó là mục tiêu hướng đến của dự án (DA) khoa học và công nghệ (KH&CN) cấp tỉnh về tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận (NHCN): “Hương xưa làng cổ Phước Tích” cho làng cổ Phước Tích (Phong Hoà, Phong Điền) đã được Sở KH&CN thành lập hội đồng nghiệm thu vào chiều 5/10.

Lan toả thương hiệu “Hương xưa làng cổ Phước Tích”
Những chấm phá về văn hóa làng

Khác với các cuốn sách nghiên cứu chuyên sâu về văn hóa làng xã ở Thừa Thiên Huế đã được công bố (như làng văn vật ở Thừa Thiên Huế, gia đình và dòng họ ở Thừa Thiên Huế…), cuốn “Tìm chút hương xưa nơi làng cổ” của tác giả Thanh Tùng vừa mới ra mắt bạn đọc (tập hợp 30 bài viết dạng báo chí về 27 làng quê ven Huế, dọc biển, làng nghề truyền thống tiêu biểu ở Thừa Thiên Huế), nhằm cung cấp thông tin, giới thiệu cho những người quan tâm, và du khách có nhu cầu tham quan, tìm hiểu, qua đó, quảng bá hình ảnh về văn hóa Huế, con người Huế, gắn với phát triển du lịch.

Những chấm phá về văn hóa làng

TIN MỚI

Return to top