ClockThứ Sáu, 18/12/2020 20:34

Trò chuyện về chiếc áo dài

TTH.VN - Nguồn gốc, xuất xứ, những ảnh hưởng và kỹ thuật may áo dài là nội dung buổi nói chuyện của nhà nghiên cứu văn hóa Trịnh Bách diễn ra tại Khách sạn Silk Path (số 2 Lê Lợi, TP. Huế) vào chiều 18/12.

Áo dài vào hộiTrưng bày và thao diễn nghề may áo dài HuếĐưa hội họa lên áo dàiNhiều hoạt động hấp dẫn tại Ngày hội Áo dài và Lễ hội Ẩm thực HuếDi sản Huế qua ký họa tranh, nón lá, áo dài

Nhà nghiên cứu Trịnh Bách chia sẻ những nghiên cứu của ông về chiếc áo dài

Nhà nghiên cứu Trịnh Bách đã chia sẻ về chiếc áo dài tứ thân và áo dài năm thân. Áo dài tứ thân là áo dạng “trực lĩnh” (mở dọc ở giữa thân trước) có tay ngắn, hẹp; trong khi đó, áo dài năm thân thuộc loại “thụ lĩnh” (cổ tròn dựng đứng).

Ông cũng đưa ra những thông tin thú vị về chiếc áo dài Việt Nam trong sự ảnh hưởng của nền văn hóa Ấn Độ, áo dài năm thân truyền thống trong sự cách tân ở thập niên 1930 và sự khác biệt của áo dài Việt Nam từ các chi tiết cổ đứng, khuy cài…

Theo nhà nghiên cứu Trịnh Bách, áo dài truyền thống trải qua 5 thế kỷ đã in sâu một cách thân thương, thiêng liêng vào tâm hồn người Việt. Người Việt đã sáng tạo ra những nét độc đáo riêng trên chiếc áo này, để ngày nay nó có một chỗ đứng đặc biệt trong thế giới thời trang quốc tế, ngang với Kimono của Nhật Bản và Salwar Kameez của các nước Ấn – Hồi. Giờ đây, bộ từ điển bách khoa nổi tiếng toàn cầu Encyclopedia Britanica cũng có phần viết riêng về áo dài Việt Nam.  

Tin, ảnh: Minh Hiền

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Tìm đường” để áo dài trở thành di sản văn hóa phi vật thể

Cách đây vài năm, khi ngành văn hóa Huế tiên phong trong việc phục hưng áo dài truyền thống đã có nhiều luồng ý kiến khác nhau, kể cả trái chiều. Tuy nhiên, với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của lãnh đạo tỉnh, sự kiên trì, đồng lòng của tập thể cán bộ, sự đồng hành của các cơ quan, ban ngành, đoàn thể và người dân, đề án “Huế - Kinh đô Áo dài” bước đầu đã gặt hái được những thành quả nhất định.

“Tìm đường” để áo dài trở thành di sản văn hóa phi vật thể
Áo dài Huế, một nét rất riêng

“Áo dài trở thành một nét văn hóa của phụ nữ Việt Nam nói chung. Với phụ nữ Huế nói riêng, áo dài là niềm tự hào, bởi áo dài Huế đã là một thương hiệu được “đóng đinh” trong lòng mọi người. Để áo dài được thăng hoa, tôn vinh thì sự lan tỏa, quảng bá của chị em, của hội viên phụ nữ trên toàn tỉnh là điều hết sức cần thiết. Hình ảnh người phụ nữ Huế trong chiếc áo dài truyền thống chính là một nét đẹp, một nét văn hóa rất riêng của Huế”, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ chia sẻ tại buổi gặp mặt phụ nữ Thừa Thiên Huế nhân dịp kỷ niệm 114 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3.

Áo dài Huế, một nét rất riêng

TIN MỚI

Return to top