Trung Quốc đang cố trấn an thế giới
TTH.VN - Những lo lắng về triển vọng kinh tế Trung Quốc và những ảnh hưởng của nó tới kinh tế toàn cầu đã khiến Hội nghị G20 lần này chủ yếu tập trung vào những nỗ lực vực dậy nền kinh tế của Trung Quốc...
Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Lao động các nước G20, tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Tại Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), tổ chức tại Thủ đô Ankara (Thổ Nhĩ Kỳ) cuối tuần qua, Trung Quốc đã cố gắng trấn an các nền kinh tế khác về sự ổn định của đồng Nhân dân tệ (NDT), thị trường chứng khoán (TTCK), cũng như những cam kết cải cách.
Phát biểu tại Hội nghị, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PboC) Chu Tiểu Xuyên cho rằng, bong bóng chứng khoán Trung Quốc đã vỡ, quá trình điều chỉnh của TTCK Trung Quốc gần như đã kết thúc. Ông Chu cũng thừa nhận, trước tháng Sáu vừa qua, bong bóng chứng khoán Trung Quốc liên tục phình to. Từ đó đến nay, thị trường đã trải qua 3 đợt điều chỉnh lớn, nhưng chỉ có đợt điều chỉnh gần đây nhất, vào giữa tháng Tám, tác động đến thị trường toàn cầu. Những nỗ lực can thiệp của Chính phủ Trung Quốc đã ngăn chặn được rủi ro hệ thống và chấm dứt đà rơi tự do của TTCK, ông Chu nhấn mạnh.
Về vấn đề tỷ giá NDT, ông Chu cho rằng, hiện tại, tỷ giá NDT so với USD bắt đầu ổn định, quá trình điều chỉnh của thị trường gần như đã hoàn tất và các thị trường tài chính đang cho thấy kỳ vọng ổn định”. Người đứng đầu PBoC cũng cho biết, Trung Quốc cam kết thực hiện các cải cách kinh tế bất chấp những biến động gần đây trên thị trường tài chính.
Trong khi đó, Bộ trưởng Tài chính Trung Quốc Lou Jiwei cũng nhấn mạnh, Bắc Kinh không quá lo ngại về những biến động trong ngắn hạn, do đó sẽ thực hiện đúng các kế hoạch cải cách. Chính phủ Trung Quốc vẫn giữ nguyên mục tiêu tăng trưởng kinh tế 7% trong năm nay.
Những bình luận mang tính chất trấn an thị trường này của Trung Quốc được đưa ra trong bối cảnh tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới có xu hướng chậm lại, hoạt động xuất khẩu và sản xuất đồng loạt suy giảm mạnh. Bởi vậy, những nhận định tự tin của giới chức Trung Quốc về TTCK và NDT chưa nhận được sự tin tưởng của giới chuyên gia. Họ cho rằng, tất cả sẽ được kiểm chứng trong những tuần lễ sắp tới, khi Trung Quốc công bố một loạt số liệu kinh tế không như mong đợi, chứng tỏ nền kinh tế Trung Quốc vẫn trên đà giảm tốc. Dự báo, Trung Quốc có thể không đạt mục tiêu tăng trưởng trong năm nay, hoặc nếu đạt thì đó là tốc độ tăng trưởng chậm nhất trong nhiều thập kỷ qua.
Những lo lắng về triển vọng kinh tế Trung Quốc và những ảnh hưởng của nó tới kinh tế toàn cầu đã khiến Hội nghị G20 lần này chủ yếu tập trung vào những nỗ lực vực dậy nền kinh tế của Trung Quốc, chứ không phải về vấn đề thời điểm Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất. Các chuyên gia lo ngại, sự trì trệ của kinh tế Trung Quốc là một mối nguy đối với kinh tế toàn cầu, đặc biệt là các quốc gia mới nổi.
Tuy nhiên, trong Tuyên bố được đưa ra sau Hội nghị, đại diện các nước G20 cam kết sẽ có hành động quyết liệt để duy trì đà phục hồi kinh tế toàn cầu. Tuyên bố không đề cập trực tiếp đến Trung Quốc, nhưng cam kết sẽ kiềm chế việc phá giá tiền tệ nhằm đạt lợi thế cạnh tranh và chống lại mọi hình thức của chủ nghĩa bảo hộ. Nhóm G20 cũng cam kết "điều chỉnh một cách cẩn trọng và truyền đạt rõ ràng những hành động của nhóm..., nhằm giảm thiểu những hậu quả tiêu cực, bất ổn và thúc đẩy sự minh bạch" trong bối cảnh các nền kinh tế chủ chốt phấn đấu đạt mức tăng trưởng mạnh mẽ.
Theo Dân trí
- Hàn Quốc tham vọng trở thành nhà sản xuất mỹ phẩm lớn thứ ba thế giới (06/12)
- Canada: Mục tiêu đưa lượng khí thải carbon dioxide về 0 vào năm 2050 (06/12)
- Đàm phán thương mại Mỹ - Trung Quốc vẫn đang bế tắc (06/12)
- Đài Bắc là thành phố đáng sống nhất ở châu Á (06/12)
- Nhật Bản và Hàn Quốc tổ chức hội đàm kiểm soát thương mại đầu tiên sau xung đột (06/12)
- NATO nỗ lực tìm tiếng nói chung (05/12)
- Hệ thống giáo dục cho người trưởng thành ở Đức thuộc hàng tốt nhất thế giới (05/12)
- Australia thu nhỏ bộ máy chính quyền để tiết kiệm ngân sách (05/12)
-
Hàn Quốc tham vọng trở thành nhà sản xuất mỹ phẩm lớn thứ ba thế giới
- Nhật Bản và Hàn Quốc tổ chức hội đàm kiểm soát thương mại đầu tiên sau xung đột
- Đài Bắc là thành phố đáng sống nhất ở châu Á
- ADB: Các nền kinh tế Đông Nam Á đối mặt áp lực đa dạng hóa do căng thẳng thương mại
- IS nhận trách nhiệm thực hiện vụ tấn công cầu London
- Một phần tư người trẻ tuổi nghiện điện thoại thông minh
- Nhật-Ấn lần đầu tiên tổ chức các cuộc đàm phán an ninh “hai-cộng-hai”
- Zimbabwe đang đối mặt với nạn đói “do con người gây ra”
- Hàn Quốc sẽ tìm cách phục hồi kinh tế
- Nền kinh tế toàn cầu bất ổn và đang xoay trục
-
ADB: Các nền kinh tế Đông Nam Á đối mặt áp lực đa dạng hóa do căng thẳng thương mại
- IS nhận trách nhiệm thực hiện vụ tấn công cầu London
- Mỹ trở thành nhà xuất khẩu ròng dầu mỏ lần đầu tiên trong 70 năm
- Lượng nhập cư EU sang Anh thấp kỷ lục trong vòng 16 năm
- Hàn Quốc sẽ tìm cách phục hồi kinh tế
- Philippines: Sơ tán hàng ngàn người trước cơn bão hiếm cuối mùa
- Bão Kammuri đổ bộ vào Philippines trong đêm, ít nhất 1 người chết
- Hàn Quốc xây làng Việt Nam tại quê hương huấn luyện viên Park Hang-seo
- Động lực cho một 'kỳ tích mới' trong quan hệ Việt Nam-Hàn Quốc
- Cuba phấn đấu sản xuất được năng lượng tái tạo đáp ứng 25% nhu cầu