Kinh tế Kinh tế
Trung Quốc là nhà đầu tư FDI lớn nhất tại Việt Nam 8 tháng qua
Trong 8 tháng qua, Trung Quốc là nhà đầu tư lớn nhất với 1.876,2 triệu USD, tiếp đến là Hàn Quốc, Nhật Bản...
Theo số liệu Tổng cục Thống kê vừa công bố sáng nay (29/8), từ đầu năm đến ngày 20/8/2019, có 2.406 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được cấp phép mới, với số vốn đăng ký đạt 9.127,9 triệu USD, tăng 25,4% về số dự án và giảm 32,3% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2018.
Bên cạnh đó, có 908 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với số vốn tăng thêm đạt 3.989,9 triệu USD, giảm 28,6% so với cùng kỳ năm trước.
Như vậy, tổng số vốn đăng ký cấp mới và vốn tăng thêm trong 8 tháng năm 2019 đạt 13.117,8 triệu USD, giảm 31,2% so với cùng kỳ năm 2018. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 8 tháng ước tính đạt 12 tỷ USD, tăng 6,3% so với cùng kỳ năm trước.
Vốn FDI rót nhiều nhất vào ngành chế biến, chế tạo. (Ảnh minh họa: KT)
Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, dẫn đầu trong thu hút FDI tại Việt Nam là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, với số vốn đăng ký của các dự án được cấp phép mới đạt 6.807,1 triệu USD, chiếm 74,6% tổng vốn đăng ký cấp mới.
Tiếp đến là ngành hoạt động kinh doanh bất động sản (852,3 triệu USD, chiếm 9,3%); các ngành còn lại đạt 1.468,5 triệu USD, chiếm 16,1%.
Trong số 68 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư được cấp phép mới tại Việt Nam trong 8 tháng, Trung Quốc là nhà đầu tư lớn nhất với 1.876,2 triệu USD, chiếm 20,6% tổng vốn đăng ký cấp mới. Tiếp đến là Hàn Quốc 1.721,4 triệu USD, chiếm 18,9%; Nhật Bản 1.184,5 triệu USD, chiếm 13%; Hong Kong (Trung Quốc) 1.109,6 triệu USD, chiếm 12,2%; Singapore 1.034,4 triệu USD, chiếm 11,3%...
Theo VOV
- Đảm bảo đúng đối tượng trong hỗ trợ lãi suất (06/07)
- Quy trình đặt mua và giao nhận, lắp đặt khép kín tại Khánh Vy Home (06/07)
- Nâng tầm thương hiệu cho một điểm đến (06/07)
- Nhu cầu lớn nhưng thiếu nguồn cung - Bài 3: Gỡ khó từ chính sách (06/07)
- Bảo tồn, phát triển văn hóa gắn với du lịch, dịch vụ (05/07)
- Tập trung nguồn lực, phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng cuối năm (05/07)
- Nhu cầu lớn nhưng thiếu nguồn cung - Bài 2: Người dân và doanh nghiệp cùng khó (05/07)
- Phong Điền thu ngân sách 6 tháng đầu năm đạt 64% dự toán (05/07)
-
Nâng tầm thương hiệu cho một điểm đến
- Nhu cầu lớn nhưng thiếu nguồn cung - Bài 3: Gỡ khó từ chính sách
- Vietnam Airlines: Siêu ưu đãi cho khách mua vé quốc tế và nội địa đầu tháng 7
- Nhu cầu lớn nhưng thiếu nguồn cung - Bài 1: Mong có chốn an cư
- Xăng, dầu giảm nhẹ sau 13 lần tăng giá
- Hơn 70 ngàn lượt khách tham dự Hội chợ thương mại Festival Huế 2022
- Diễn đàn phụ nữ khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo trong thời đại 4.0
- Mở rộng tuyến “huyết mạch” Hà Công
- Tăng tần suất hoạt động tại Phố đêm Hoàng thành Huế lên 3 tối/tuần
- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hợp tác xã
-
Nhu cầu lớn nhưng thiếu nguồn cung - Bài 1: Mong có chốn an cư
- Tiếp tục hoàn thiện hạ tầng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
- Góp phần cho Festival Huế sạch đẹp
- VBSP Hương Thủy giải ngân món vay đầu tiên đối với giáo dục ngoài công lập
- “Không thể “delay” với Huế!”
- Vietnam Airlines: Siêu ưu đãi cho khách mua vé quốc tế và nội địa đầu tháng 7
- Kinh tế 6 tháng khởi sắc nhưng áp lực lạm phát lớn
- HĐND huyện Quảng Điền thông qua Nghị quyết về điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn
- Văn hóa làng là linh hồn, cốt cách trong xây dựng nông thôn mới
- Bão số 1 giật cấp 14 cách Quảng Ninh 430km
-
Tăng trưởng tín dụng đạt hơn 17% trong sáu tháng đầu năm 2022
-
Siết tín dụng bất động sản: Giải pháp minh bạch thị trường bất động sản - Bài 2: Vẫn đảm bảo nguồn vốn cho nhu cầu nhà ở
-
Giải pháp minh bạch thị trường - Bài 1: Khi tín dụng bất động sản chạm ngưỡng
-
Giá cả tăng từ chợ đến siêu thị
-
Khai trương Showroom Piagio & Vespa Thảo Ái tại 56 Nguyễn Huệ
- Giá bán charm hồ tràm vũng tàu
- Dự án hồ bán nguyệt phú mỹ hưng
- Sunshine Sky City