Thế giới

Trung Quốc tái định hình thị trường thịt toàn cầu do ảnh hưởng từ dịch tả lợn châu Phi

ClockThứ Sáu, 08/11/2019 14:50
TTH.VN - Theo hãng tin Devdiscourse, Trung Quốc đang nỗ lực tìm nguồn thịt lợn mới để thay thế cho hàng triệu con lợn của nước này đã chết bởi dịch tả lợn châu Phi (ASF), bằng cách hỗ trợ mở rộng cơ hội kinh doanh cho các nhà sản xuất thịt ở châu Phi và Nam Mỹ tại thị trường nước này khi tái định hình thị trường thịt lợn, thịt bò và thịt gà toàn cầu.

Heo rừng Trung Quốc có thể truyền bệnh dịch tả lợn châu Phi sang NgaNguy cơ lây lan dịch tả lợn châu Phi không loại trừ quốc gia nàoTả lợn châu Phi – Mối đe dọa với châu Á nói chung và Đông Nam Á nói riêngTrung Quốc tăng cường hỗ trợ cho nông dân thiệt hại nặng vì dịch ASFHàn Quốc xác nhận trường hợp thứ 9 nhiễm virus tả lợn châu PhiTrung Quốc mua một lượng lớn đậu nành và thịt lợn từ Mỹ

Các nước khẩn cấp ứng phó với sự lây lan của dịch tả lợn châu Phi. Ảnh minh họa: Dân trí

Liên minh châu Âu, nhà sản xuất thịt lợn lớn thứ hai trên thế giới sau Trung Quốc đã và đang đẩy mạnh việc bán hàng sang thị trường châu Á khổng lồ này, bất chấp việc nguồn hàng chỉ có thể lấp đầy một phần sự thiếu hụt nguồn cung gây ra do ASF. Argentina và Brazil đã phê duyệt vận hành các nhà máy xuất khẩu mới để đáp ứng nhu cầu, cũng như tăng cường bán thịt gà, thịt bò để thu hẹp khoảng cách thiếu hụt.

Các quốc gia châu Á cũng sẵn sàng đẩy mạnh nhập khẩu thịt nhằm đối phó với sự bùng phát và lây lan của dịch tả lợn châu Phi (ASF) trong khu vực. Cụ thể, Việt Nam, Philippines, Hàn Quốc, Triều Tiên, Lào, Myanmar và Campuchia đều đang vật lộn để ngăn chặn dịch bệnh bùng phát gây tổn thất về lợn rất lớn, tuy không lây nhiễm cho người.

Được biết, sự thiếu hụt trong nhu cầu tiêu thụ thịt lợn của người dân Trung Quốc đã và đang rất nghiêm trọng, nhất là khi Tết Nguyên đán sắp tới vào cuối tháng 1/2020, thời điểm mà  thịt lợn được dùng nhiều để làm nhân bánh bao – một món ăn không thể thiếu của người dân Trung Quốc.

Nhà chế biến thịt lợn Danish Crown cho biết, dễ dàng để nhìn thấy sự tăng vọt trong nhu cầu thịt lợn ở Trung Quốc trong thời gian sắp đến tết Nguyên đán này. Điều này làm tăng triển vọng cho năm 2020. Mới đây, Tập đoàn Nông nghiệp Nhà nước Trung Quốc COFCO đã đồng ý mua 100 triệu USD thịt lợn từ Danish Crown vào năm 2020 để giảm bớt tình trạng thiếu hụt đang xảy ra trong nước.

Đan Lê (Lược dịch từ Devdiscourse)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thị trường xe điện ở ASEAN sẽ tiếp tục tăng trưởng

Theo phân tích của Maybank Investment Bank Bhd, việc áp dụng xe điện (EV) ở ASEAN sẽ tiếp tục tăng nhờ các quy định thuận lợi, các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc tung ra các mẫu xe mới với giá thấp hơn, đồng thời khu vực này cũng có các cơ sở sản xuất ô tô lớn và nhu cầu xe điện đáng kể.

Thị trường xe điện ở ASEAN sẽ tiếp tục tăng trưởng
ADB: Kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng vững chắc giữa nhiều bất ổn bên ngoài

Trong Báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á (ADO) tháng 4/2024 vừa được công bố hôm nay (10/4), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã giữ nguyên dự báo tăng trưởng năm 2024 đối với Việt Nam được đưa ra trước đó, bất chấp những bất ổn kéo dài từ môi trường bên ngoài. Cụ thể, ADB kỳ vọng nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng lần lượt ở mức 6% và 6,2% vào năm 2024 và 2025.

ADB Kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng vững chắc giữa nhiều bất ổn bên ngoài
Return to top