ClockThứ Sáu, 25/09/2015 13:56

Từ Kyoto nghĩ về Huế

TTH - Thật vui khi UBND tỉnh chính thức phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch chi tiết hai bên bờ sông Hương, đoạn từ đồi Vọng Cảnh đến phố cổ Bao Vinh, để bảo tồn và phát triển đô thị Huế một cách bền vững.
Một đoạn bờ Nam sông Hương đã bị công trình hóa

Với TP. Huế, sông Hương được nhìn nhận là yếu tố phong thủy quan trọng trong cấu trúc đô thị Huế, là trục cảnh quan tự nhiên phong phú, với hệ thống di tích lịch sử, văn hóa, làng mạc lâu đời, khu vực công viên trung tâm thành phố và các vùng cảnh quan đặc trưng ven sông khác. Để giải quyết hài hòa vấn đề bảo tồn và phát triển đô thị Huế, các nhà hoạch định chính sách sẽ lấy sông Hương làm trung tâm để phân tích, nghiên cứu những giá trị nổi bật về văn hóa, lịch sử, cảnh quan, yếu tố phong thủy, bảo vệ môi trường và giá trị thương mại của dòng sông; đồng thời đánh giá các thực trạng về xây dựng, không gian, kiến trúc, cảnh quan và quản lý đô thị… Từ đó, đề xuất các biện pháp, chiến lược phát triển để phát huy giá trị, cũng như định hướng hệ thống hạ tầng xã hội, thiết kế đô thị, phát triển du lịch – thương mại phù hợp.

Chắc chắn, với bất cứ ai “nặng tình” với Huế đều phấn khởi đón nhận thông tin này và hy vọng theo thời gian, những phần việc đã được các nhà hoạch định chính sách chỉ ra sẽ được thực hiện hiệu quả. Tôi cũng mong ước rằng, dù không dễ nhưng chính quyền TP. Huế cũng sẽ dần làm được những điều như chính quyền Kyoto (Nhật Bản) đã làm để bảo vệ khối di sản đồ sộ của họ.
Kyoto là thành phố lâu đời với truyền thống 1.200 năm lịch sử. Ở đây lưu lại 19% tài sản quốc gia của Nhật Bản và 14% di sản văn hóa quan trọng, trong đó có “Di tích Lịch sử của cố đô Kyoto”. Trong hội nghị của Hiệp hội Quốc tế thị trưởng nói tiếng Pháp (diễn ra tại TP. Huế trong tháng 5 vừa qua), đại diện chính quyền Kyoto đã dành nhiều thời gian để chia sẻ kinh nghiệm thực hiện chính sách về cảnh quan đô thị của thành phố.
Thật vui khi UBND tỉnh chính thức phê duyệt Quy hoạch chi tiết hai bên bờ sông Hương, đoạn từ đồi Vọng Cảnh đến phố cổ Bao Vinh, để bảo tồn và phát triển đô thị Huế một cách bền vững.
Với TP. Huế, sông Hương được nhìn nhận là yếu tố phong thủy quan trọng trong cấu trúc đô thị Huế, là trục cảnh quan tự nhiên phong phú, với hệ thống di tích lịch sử, văn hóa, làng mạc lâu đời, khu vực công viên trung tâm thành phố và các vùng cảnh quan đặc trưng ven sông khác. Để giải quyết hài hòa vấn đề bảo tồn và phát triển đô thị Huế, các nhà hoạch định chính sách sẽ lấy sông Hương làm trung tâm để phân tích, nghiên cứu những giá trị nổi bật về văn hóa, lịch sử, cảnh quan, yếu tố phong thủy, bảo vệ môi trường và giá trị thương mại của dòng sông; đồng thời đánh giá các thực trạng về xây dựng, không gian, kiến trúc, cảnh quan và quản lý đô thị… Từ đó, đề xuất các biện pháp, chiến lược phát triển để phát huy giá trị, cũng như định hướng hệ thống hạ tầng xã hội, thiết kế đô thị, phát triển du lịch – thương mại phù hợp.
Chắc chắn, với bất cứ ai “nặng tình” với Huế đều phấn khởi đón nhận thông tin này và hy vọng theo thời gian, những phần việc đã được các nhà hoạch định chính sách chỉ ra sẽ được thực hiện hiệu quả. Tôi cũng mong ước rằng, dù không dễ nhưng chính quyền TP. Huế cũng sẽ dần làm được những điều như chính quyền Kyoto (Nhật Bản) đã làm để bảo vệ khối di sản đồ sộ của họ.
Kyoto là thành phố lâu đời với truyền thống 1.200 năm lịch sử. Ở đây lưu lại 19% tài sản quốc gia của Nhật Bản và 14% di sản văn hóa quan trọng, trong đó có “Di tích Lịch sử của cố đô Kyoto”. Trong hội nghị của Hiệp hội Quốc tế thị trưởng nói tiếng Pháp (diễn ra tại TP. Huế trong tháng 5 vừa qua), đại diện chính quyền Kyoto đã dành nhiều thời gian để chia sẻ kinh nghiệm thực hiện chính sách về cảnh quan đô thị của thành phố.
Từ 80 năm trước, Kyoto tiến hành nhiều biện pháp khác nhau để xây dựng hệ thống bảo vệ cảnh đẹp thiên nhiên ở khu vực đô thị. Điều này đảm bảo rằng, để một thành phố lịch sử được phát triển bền vững thì các di sản không phải được bảo tồn đơn lẻ mà phải là toàn bộ cảnh quan xung quanh. Năm năm trước, Kyoto đã thiết lập một biện pháp mới có tên: “Biện pháp cảnh quan mới”. Biện pháp này quy định chiều cao cũng như thiết kế của các tòa nhà, nhằm bảo vệ tốt tầm nhìn từ khu vực trung tâm thành phố đến cảnh đẹp trên những ngọn núi và những dòng sông. Đối với việc quảng cáo ngoài trời, Kyoto đang xác định có khoảng 2.000 tấm biển quảng cáo trên mái nhà và biển báo có gắn đèn huỳnh quang sẽ phải tháo dỡ trong khoảng 2 năm tới. “Chúng tôi nỗ lực bảo vệ cảnh đẹp và đô thị trang nhã bằng cách thiết lập các tiêu chuẩn xây dựng dựa vào đặc điểm của địa phương, như: ban hành luật cấm các quảng cáo ngoài trời gây mất mỹ quan, đặt dây cáp ngầm để bảo vệ mỹ quan và quy định màu mái ngói cũng như vật liệu ngoại thất… Những quy định khắt khe này có thể ảnh hưởng tiêu cực lên cuộc sống của người dân và các hoạt động thương mại. Tuy nhiên, chúng tôi mong muốn phát triển Kyoto theo cách mà người Kyoto sẽ cảm thấy tự hào. Để cải thiện tình trạng của Kyoto, chúng tôi tiến hành những biện pháp có tầm nhìn tương lai đến 50 năm và 100 năm”, đại diện chính quyền TP. Kyoto nói.
Bàn đến chuyện quy hoạch chi tiết hai bờ sông Hương, GS.TS.KTS Hoàng Đạo Kính từng hiến kế: Phải coi sông Hương là một điểm tựa để Huế giữ gìn và kiến tạo diện mạo riêng mình. Do đó, cần chủ động trong các phần việc bảo tồn, cải tạo, chỉnh trang định hình, hiện đại hóa theo nhận thức chuyên biệt về di sản, về đô thị - di sản, về đô thị sinh thái lịch sử… Thành phố Kyoto không sử dụng tiếng Pháp, nhưng lý do đưa họ đến diễn đàn quốc tế các thị trưởng nói tiếng Pháp là vì giữa Kyoto và Huế đã có mối quan hệ hợp tác gần gũi, truyền thống. Điều đó càng củng cố thêm hy vọng về những tầm nhìn bền vững và xứng tầm cho Huế trong thời gian tới.Bàn đến chuyện quy hoạch chi tiết hai bờ sông Hương, GS.TS.KTS Hoàng Đạo Kính từng hiến kế: Phải coi sông Hương là một điểm tựa để Huế giữ gìn và kiến tạo diện mạo riêng mình. Do đó, cần chủ động trong các phần việc bảo tồn, cải tạo, chỉnh trang định hình, hiện đại hóa theo nhận thức chuyên biệt về di sản, về đô thị - di sản, về đô thị sinh thái lịch sử… Thành phố Kyoto không sử dụng tiếng Pháp, nhưng lý do đưa họ đến diễn đàn quốc tế các thị trưởng nói tiếng Pháp là vì giữa Kyoto và Huế đã có mối quan hệ hợp tác gần gũi, truyền thống. Điều đó càng củng cố thêm hy vọng về những tầm nhìn bền vững và xứng tầm cho Huế trong thời gian tới.
Đồng Văn
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

TIN MỚI

Return to top