ClockThứ Tư, 07/09/2011 16:25

Tư vấn pháp luật

TTH - Sau hai năm thực hiện Hướng dẫn 30-HD/BTCTW ngày 12/8/2009 của Ban Tổ chức Trung ương (TCT.Ư) về điều kiện, căn cứ và quy trình xét, công nhận người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945 và người hoạt động cách mạng từ ngày 1/1/1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19/8/1945 đã hy sinh, từ trần (gọi tắt là người hoạt động cách mạng trước tháng 8/1945 đã hy sinh, từ trần), một số cơ quan, đơn vị đề nghị làm rõ thêm việc “chuyển hồ sơ lại cho cấp ủy địa phương nơi thực hiện chính sách đối với thân nhân người hy sinh, từ trần xem xét, quyết định và thực hiện chính sách” được đề cập tại kết luận Hội nghị triển khai thực hiện Hướng dẫn 30-HD/BTCTW (Thông báo 313-TB/BTCTW ngày 19/10/2009 của Ban TCT.Ư). Sau khi nghiên cứu, ngày 16/8/2011, Ban TCT.Ư có Công văn 1070-CV/BTCTW nêu rõ ý kiến:

- Tại khoản 2, mục II Hướng dẫn 30-HD/BTCTW về thẩm quyền xét, công nhận quy định: “Người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945 và người hoạt động cách mạng từ ngày 1/1/1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19/8/1945 trước khi hy sinh, từ trần thuộc diện cấp ủy địa phương quản lý thì do Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc T.Ư xét, quyết định; thuộc diện ban, bộ, ngành, đoàn thể T.Ư quản lý thì do ban Đảng, ban cán sự Đảng, Đảng đoàn, Đảng ủy trực thuộc T.Ư xét, quyết định. Đối với Quân đội Nhân dân Việt Nam thì do Tổng cục Chính trị xét, quyết định”.

Quá trình triển khai thực hiện Hướng dẫn 30-HD/BTCTW, do còn nhiều ý kiến khác nhau về trách nhiệm lập hồ sơ; vì vậy, tại Hội nghị triển khai thực hiện hướng dẫn này, Ban TCT.Ư kết luận: “Thân nhân của người hoạt động cách mạng đã hy sinh, từ trần: cha, mẹ đẻ (nếu có), vợ hoặc chồng viết bản khai tóm tắt quá trình hoạt động cách mạng của người hoạt động cách mạng đã hy sinh, từ trần theo mẫu gửi cùng hồ sơ quy định tại khoản 2.2 hoặc 3.2, mục I hướng dẫn nói trên đến đảng ủy xã, phường, thị trấn nơi thân nhân cư trú hoặc nơi người hoạt động cách mạng đã hoạt động. Trong trường hợp hội nghị liên tịch của cấp ủy xã nhận thấy không đủ căn cứ để xem xét, vì người hoạt động cách mạng không hoạt động tại địa phương nhận hồ sơ thì cấp ủy xã có trách nhiệm chuyển hồ sơ đến địa phương nơi cán bộ đã hoạt động để xem xét, xác nhận và sau đó chuyển hồ sơ lại cho cấp ủy địa phương nơi thực hiện chính sách đối với thân nhân người hy sinh, từ trần xem xét, quyết định và thực hiện chính sách” (mục 3 Thông báo 313-TB/BTCTW của Ban TCT.Ư).
 
Tuy nhiên, đến nay, TP Hà Nội là địa phương có nhiều người hoạt động cách mạng trước tháng 8/1945 đã hy sinh, từ trần thuộc diện cán bộ, do TP quản lý và cũng là nơi có nhiều thân nhân của người hoạt động cách mạng trước tháng 8/1945 đã hy sinh, từ trần đang cư trú. Vì vậy, TP này gặp nhiều khó khăn trong việc xét, quyết định công nhận những người đã hy sinh, từ trần không thuộc diện cán bộ do TP quản lý.
 
Từ thực tế nêu trên, Ban TCT.Ư đề nghị các địa phương, các ban, bộ, ngành, đoàn thể T.Ư, nếu có nhu cầu “chuyển hồ sơ lại cho cấp ủy địa phương nơi thực hiện chính sách đối với thân nhân người hy sinh, từ trần xem xét, quyết định và thực hiện chính sách” mà các thân nhân này đang cư trú tại địa bàn TP Hà Nội thì trước khi chuyển hồ sơ cần có văn bản trao đổi, thống nhất với Ban TC Thành ủy Hà Nội. Trong trường hợp không thống nhất được, đề nghị các địa phương, các ban, bộ, ngành, đoàn thể T.Ư thực hiện việc xem xét, quyết định và thực hiện chính sách theo Hướng dẫn 30-HD/BTCTW.
 
Quá trình thực hiện, nếu còn vướng mắc, Ban TCT.Ư đề nghị các địa phương, các ban, bộ, ngành, đoàn thể T.Ư tập hợp gửi về cơ quan này để nghiên cứu, giải quyết.
 
PV. Bạn đọc
 
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trả giá đắt vì giúp bạn trả thù

1 án tử hình, 1 chung thân và 9 bị cáo còn lại nhận mức án từ 2,5 - 14 năm tù là bản án nghiêm khắc dành cho 11 thanh niên trong vụ hỗn chiến kinh hoàng dưới chân đèo Hải Vân (thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc) làm 2 người chết, 3 người trọng thương.

Trả giá đắt vì giúp bạn trả thù
Mất tình ruột thịt

Bất kể vụ tranh chấp nào phải “mang đến” chốn pháp đình cũng phức tạp. Nhưng phức tạp và đau lòng nhất vẫn là những vụ án mà đương sự là người thân ruột thịt trong một gia đình.

Mất tình ruột thịt
Bi kịch do sử dụng ma túy

Học đến lớp 11 thì bỏ học nửa chừng vì bị chúng bạn lôi kéo sử dụng chất ma túy, Lê Ngọc Phú Thịnh (SN 1995, trú phường Kim Long, TP. Huế) trở thành kẻ sát nhân máu lạnh. Đau đớn hơn khi mà nạn nhân lại chính là bà nội của y.

Bi kịch do sử dụng ma túy
Lời cảnh tỉnh

Thiếu cẩn trọng khi tham gia giao thông, người thiệt mạng, người còn vị thành niên bị pháp luật xử lý.

Lời cảnh tỉnh
Vận chuyển gần 5kg ma túy, lãnh 2 án tử hình, 1 án chung thân

Theo đó, tuyên mức án tử hình đối với Phan Văn Bá (SN 1976) và Lê Kim Huân (SN 1990), cùng trú TP. Đà Nẵng; đồng thời tuyên án chung thân đối với Phạm Đăng Huy (SN 1981), trú tỉnh Bình Thuận, trong vụ vận chuyển 14 bánh heroin (gần 5kg) từ Hà Tĩnh vào phía nam, bị bắt giữ tại thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc.

Vận chuyển gần 5kg ma túy, lãnh 2 án tử hình, 1 án chung thân

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top