ClockChủ Nhật, 25/10/2015 08:19

“Đốt lò hương ấy” – tác phẩm mới của TS. Thái Kim Lan

TTH.VN - Chiều 24/10, Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán và Tạp chí Sông Hương phối hợp tổ chức giới thiệu tác phẩm “Đốt lò hương ấy” của TS. Thái Kim Lan.

“Đốt lò hương ấy” do NXB Hồng Đức vừa ấn hành. Cuốn sách chia làm 3 phần. Phần thứ nhất “Mái chùa che chở” viết về những bậc chân tu ở Huế. Phần thứ hai “Phúc âm muôn đời” viết về kỷ niệm với những người thân trong gia đình. Phần thứ ba “Từ đây người biết thương người” viết về những trí thức – văn nghệ sĩ tên tuổi, có nhiều đóng góp lớn cho đất nước.

Tất cả những nhân vật trong cuốn sách này đều đã rời xa cõi tạm. Tuy nhiên, họ vẫn đang như sống động, nói cười an nhiên tự tại trong các trang sách của TS. Thái Kim Lan.

29 câu chuyện là 29 nhân vật đã từng hiện diện trong cuộc đời, mỗi người một dáng vẻ, thân thuộc và đầy thương yêu, kính trọng. Đó là hòa thượng Thích Mật Hiển, sư bà Diệu Không, GS. Trần Văn Khê, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và cả những người thân của tác giả hiện lên chân thật giữa đời thường.

Sinh ra và lớn lên tại Huế, TS. Thái Kim Lan sang Đức du học vào năm 1965, trở thành giảng viên triết học tại Munich, Đức. Bà là người có nhiều đóng góp đưa văn hóa của Việt Nam ra thế giới.

Trang Hiền
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lễ hội điện Huệ Nam đẹp hơn, văn minh hơn

Không chỉ tái hiện lại nghi thức rước bộ, lễ hội điện Huệ Nam (điện Hòn Chén) những năm gần đây được đánh giá diễn ra một cách văn minh, không còn tình trạng xả vàng mả ồ ạt xuống sông Hương như trước, các nghi thức phóng đăng, phóng sanh cũng được bãi bỏ.

Lễ hội điện Huệ Nam đẹp hơn, văn minh hơn
Huế nên bảo vệ những di chỉ văn hóa - lịch sử

Là chốn Kinh đô của Triều Nguyễn, Huế mang trong mình rất nhiều di chỉ văn hóa - lịch sử quý, mà chính quyền và Nhân dân Huế không thể không quan tâm giữ gìn, bảo vệ và khai thác mọi lợi thế trong công cuộc xây dựng và phát triển thành phố Huế thành trung tâm văn hóa nổi tiếng của cả nước.

Huế nên bảo vệ những di chỉ văn hóa - lịch sử
Lắng nghe vườn Huế

“Tôi nghiên cứu nhà vườn như mối liên hệ giữa nghệ thuật với văn hóa Việt Nam, mối liên hệ sâu sắc với mảnh đất và tinh thần Huế. Nét văn hóa ẩn tàng vẫn còn tồn tại trong những giá trị và bản sắc Huế ngày nay”, Giáo sư (GS), kiến trúc sư (KTS) cảnh quan Kimberlee Stryker (Đại học California, Berkeley) đã nói như vậy trong nghiên cứu về vườn Huế: “Listening to the Gardens of Hue, Vietnam”, cách đây 25 năm.

Lắng nghe vườn Huế
Giáo sư Tô Ngọc Thanh đã “bay về miền sáng”

Trong công tác nghiên cứu văn hóa dân gian ở Việt Nam, một trong những người có tầm ảnh hưởng lớn nhất nửa sau thế kỷ 20 là Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Tô Ngọc Thanh (trong ảnh). Ông thật sự là một học giả uyên bác, một nhà nghiên cứu văn hóa nói chung, văn hóa dân gian nói riêng có những đóng góp quan trọng.

Giáo sư Tô Ngọc Thanh đã “bay về miền sáng”
Phát triển toàn diện, hài hòa giữa các hoạt động văn hóa

Chiều 25/4, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do ông Nguyễn Đắc Vinh, UVTW Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội làm trưởng đoàn có buổi làm việc với UBND tỉnh về việc thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035.

Phát triển toàn diện, hài hòa giữa các hoạt động văn hóa
Return to top