ClockThứ Hai, 01/07/2024 06:28

65 năm con đường huyền thoại

TTH - Tại một triển lãm tranh ở Huế, công chúng ngạc nhiên và thích thú khi nhìn thấy một bức tranh cỡ lớn vẽ một chiếc xe đang leo qua cầu dây trên tuyến đường Trường Sơn. Bức tranh đó của họa sĩ Hoàng Thanh Phong thuộc thế hệ 8x.

Biểu tượng rồng qua gốm Trần ĐộVăn nghệ sĩ và Festival HuếTranh ký họa Phú Lộc hút hồn người xem

Tác phẩm “Những chuyến xe thần kỳ” của Hoàng Thanh Phong 

“Ngọn đèn xanh Bác Hồ”

Ngày 9/8/1964, Trung đoàn 98 Công binh bổ nhát cuốc đầu tiên mở đường cho xe cơ giới trên đường Hồ Chí Minh. Đến cuối tháng 5/1965, đoàn xe cơ giới đầu tiên mang tên “Ngọn đèn xanh Bác Hồ” đã xuất kích thắng lợi. Qua 16 năm, bộ đội công binh đã mở đường giao thông chiến lược có tổng chiều dài 16.000km, gồm năm hệ thống đường trục dọc, 21 đường trục ngang, một tuyến đường kín dài 3.140km cho xe chạy ban ngày; với một khối lượng đất đá đào, đắp, san, lấp là gần 29 triệu m3… Những con số nêu bật tính chất lịch sử hào hùng của con đường kỳ diệu này của lịch sử Việt Nam.

Đường Trường Sơn huyền thoại có những con người huyền thoại. Chiến sĩ Trần Văn Tăng có mười năm làm giao liên, đi bộ hai vạn km trong rừng, từng hai lần gặp hổ. Một lần anh ngủ trên cây cao, hổ dưới thấp, quanh quẩn dẫm chân mà không làm gì được. Một lần khác anh làm hổ cáu vì sắp vồ được anh thì anh đã kịp lao ra giữa dòng suối sâu, bơi sang bờ bên kia. Trong cuốn “Thú rừng Tây Nguyên”, tác giả Thiên Lương kể về những lần gặp hổ.

Ông Lê Văn Hạnh, nguyên Huyện đội trưởng Huyện đội A Lưới, người tham gia mở đường Trường Sơn qua A Lưới cho biết, để phục vụ tốt hơn cho công cuộc kháng chiến chống Mỹ, năm 1959, từ những lối mòn từ trước, bộ đội ta đã khai phá để mở ra tuyến đường Trường Sơn. Tại A Lưới, được sự đồng ý của nước bạn Lào, tuyến đường được mở từ La Hạp (Lào) qua A Lưới ngày nay đến tận Ba Lạch, nay là cửa khẩu S10 A Đớt – Tà Vàng. Toàn tuyến ban đầu có 4 trạm, cách nhau từ 30 - 50km. Cùng với bộ đội Trường Sơn, lực lượng mở đường qua A Lưới bao gồm bộ đội địa phương, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến, đồng bào các dân tộc thiểu số A Lưới.

Cầu dây Trường Sơn tái hiện trong tranh hoạ sĩ Huế

Đầu năm 1965, Trung tướng Đinh Đức Thiện đi tham quan những chiếc cầu dây cáp bắc từ núi này sang núi kia ở nước ngoài. Về nước, Trung tướng Thiện đặt vấn đề với Viện Kỹ thuật Giao thông, nghiên cứu làm cầu dây cáp trên tuyến đường Trường Sơn.

Ông Nguyễn Trọng Quyến, người lái xe đầu tiên đi trên cầu dây cáp kể lại: “Tôi lái một chiếc xe tải của Liên Xô, chạy bằng hệ thống bánh poulie (ròng rọc) trên cáp gần giống như bánh tàu hỏa chạy trên đường ray vậy. Mới đầu tưởng có các poulie  định vị trên cáp cứ thế trượt theo nó mà sang bờ bên kia, ai ngờ nó đánh võng kinh khủng”. Phải nhiều lần thử nghiệm, có những lần cả xe và người lao xuống suối suýt chết. Đến ngày 11/11/1965, lần thử nghiệm mang tính chất quyết định mới thành công. Sau đó, hàng loạt cây cầu dây được nhân rộng trên khắp tuyến đường Trường Sơn. Máy bay trinh thám của địch nhìn từ cao chỉ thấy hai sợi dây vắt vẻo, nhưng không ngờ đó lại là mạch máu chuyển quân trang, đạn dược từ Bắc vào chiến trường miền Nam.

Mùa thu năm 2018, tại một triển lãm tranh ở Huế, công chúng ngạc nhiên và thích thú khi nhìn thấy một bức tranh cỡ lớn vẽ một chiếc xe đang leo dây giữa Trường Sơn. Bức tranh đó của họa sĩ Hoàng Thanh Phong thuộc thế hệ 8x. Cảm hứng từ những câu chuyện của cha mẹ vốn là chiến sĩ Trường Sơn, từ những thước phim tư liệu chiến tranh về cầu dây cáp cho ô tô chạy bằng poulie vượt đại ngàn, anh bắt tay vào sáng tác “Những chuyến xe thần kỳ”. Trên hai tông nền màu vàng đen chủ đạo, chiếc xe tải nằm vị trí chính của tranh, với lớp lá ngụy trang cháy khói đen nằm giữa, bao quanh là màu hỏa hoàng tạo cảm giác cheo leo của một khối sắt nặng hàng tấn được đặt vào thế “ngàn cân treo sợi tóc”, không gian mang một màu khói lửa đặc trưng của chiến tranh với những hiểm nguy có thể xảy ra bất kể lúc nào.

Xem tranh, đọng thắt lại ở người xem những hồi ức về một thời máu lửa.

Đặng Ngọc Nguyên
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

KỶ NIỆM 65 NĂM MỞ ĐƯỜNG TRƯỜNG SƠN (19/5/1959 - 19/5/2024)
Con đường của “ý chí quyết thắng và lòng dũng cảm”

Trong thời gian đầu, đường đi hoàn toàn là những lối mòn, với phương châm “xuyên sơn mà đi, cứ đỉnh núi mà xoi, không được trùng với các lối mòn cũ”...

Con đường của “ý chí quyết thắng và lòng dũng cảm”
“Trong mơ ta còn muốn đợi bầy phượng hoàng trở lại”

Có một sự trùng hợp rất thú vị là huyền thoại về chim phượng hoàng không chỉ từ khắp nơi trên thế giới “bay” đến không gian triều Nguyễn, không gian Huế mà còn xuất hiện trong cả bài hát lý về “mùa săn máu” của người Cơ Tu ở Trường Sơn đại ngàn.

“Trong mơ ta còn muốn đợi bầy phượng hoàng trở lại”
Lê Duy Ngọc và con đường nuôi dưỡng ước mơ

Sinh năm 1989, yêu hội họa từ thời bé, năm 2010, Lê Duy Ngọc rời quê hương Tuyên Hóa, Quảng Bình vào Huế để nuôi dưỡng tình yêu nghệ thuật và tìm con đường chinh phục ước mơ.

Lê Duy Ngọc và con đường nuôi dưỡng ước mơ
Return to top