ClockThứ Tư, 14/02/2018 17:17

Ba đời làm kẹo mè

TTH - Dưới bóng thanh trà Thủy Biều trĩu quả, những vị khách phương xa thích thú trải nghiệm các bước làm kẹo mè. Món đặc sản đậm chất Huế ấy đã được truyền nghề đến ba đời.

Đem đặc sản miền Trung lên bàn đại tiệcĐặc sản vùng cao xuống phốThêm cơ hội cho đặc sản Cố đôNam Đông phát triển cây đặc sảnMè xững Huế nằm trong top 10 đặc sản nổi tiếng Việt Nam 2017

Người đứng bếp hôm ấy là chàng trai 24 tuổi, có cái tên ấn tượng: Hồ Xuân Việt Nam. Anh là thế hệ thứ ba trong ngôi nhà rường hơn 150 tuổi ở Thủy Biều đến nay đã trở thành điểm đến du lịch với tên gọi nhà vườn Xuân Đài. Nam là con út trong số tám người con của ông Hồ Xuân Đài.

Bà Yến biểu diễn các công đoạn làm kẹo cho du khách

Cách đây hơn hai năm, Nam là sinh viên năm ba một trường đại học ở Huế nhưng quyết định nghỉ học, cùng gia đình làm du lịch nhà vườn, đưa khách tham quan làng thanh trà Thủy Biều và hướng dẫn khách làm kẹo mè từ bí quyết học được từ mẹ.

Khách quây quần cạnh chiếc bàn gỗ bày ngay trong góc vườn xanh mát cây trái. Dụng cụ chế biến chỉ có cái bếp ga nhỏ, chiếc chảo gang, một cái thớt mỏng, một cái ống tre to vừa tầm tay, bên cạnh bày sẵn chiếc đĩa nhỏ đựng mè và đậu phộng đã được rang sẵn.

Đợi chảo nóng tới, Nam nhanh tay đổ vào ít đường và nước rồi khuấy đều cho đến khi đường ngả sang màu hổ phách. Một cách từ tốn, hạt mè và đậu phộng được bỏ vào chảo rồi nhanh tay đảo đều cho đến khi sệt lại thì được đổ ra tấm thớt gỗ. Khách hào hứng dùng ống tre nhanh tay lăn đều. Khi kẹo có độ mỏng vừa đủ thì dùng dao cắt thành miếng nhỏ. Chỉ một loáng, những miếng kẹo nhỏ xinh xắn đã được bày ra đĩa trong sự thích thú của những vị khách.

Nếm thử món kẹo chân quê giòn tan cùng ngụm trà nóng trong một ngày cuối thu, nghe vị thơm của mè, vị béo của đậu, cái ngọt nhẹ của đường hòa quyện.

Khách nhí thử tài cán kẹo mè.

Nói về nghề, bà Lê Thị Bạch Yến, mẹ của Nam cho hay, đấy là nghề gia truyền, được biết đến khi bà vào làm dâu làng Nguyệt Biều. Vốn là dòng dõi có phẩm tước dưới triều Nguyễn, ông nội của Nam từng giữ chức Chánh đội Kinh tượng thời Khải Định. Cùng truyền thống gia chánh của gia đình, nghề làm kẹo theo thời gian được lưu truyền qua nhiều thế hệ. “Ban đầu, kẹo được làm vào dịp tết để mời khách, làm quà, đến nay thì đã thành thương hiệu”, bà Yến trải lòng.

Hơn 70 tuổi đời và 50 năm kinh nghiệm, với bà Yến, món kẹo mè ngó đơn sơ nhưng “đỏng đảnh”. Nhiều lần muốn truyền nghề cho dân địa phương để phát triển đặc sản Thủy Biều nhưng theo bà Yến, nhiều người đến học nghề nhưng làm thành phẩm không đạt.

Về bí quyết nghề, bà Yến cho hay, công kỹ nhất là công đoạn lấy đường. “Nếu đường chưa tới, non thì kẹo sẽ bở, không giòn, nếu đường già thì kẹo sẽ khô, đắng. Muốn lấy được đường phải cảm được độ sệt ở đầu đũa, phải nhìn được màu vàng của đường cho đến khi đủ độ vàng sóng sánh hổ phách. Mỗi mẻ kẹo cũng vừa phải, làm từng ít một, không làm nhiều, làm vội được”, bà Yến giải thích.

Để có những mẻ kẹo đúng chất, mỗi năm đến mùa thu hoạch, bà Yến lại lặn lội đến tận nhà người dân mua mè được trồng trên bãi bồi phù sa ven sông Hương. Hạt mè mua về phải ngâm nước đãi sạn, phơi khô, xa lớp vỏ lụa bên ngoài, chỉ còn lại lõi nhân mè trắng ngà. Mè trước khi đổ kẹo phải rang giòn.

Kẹo mè thành phẩm dưới bàn tay của du khách.

Để khách hiểu được sự công kỹ của nghề, bà Yến vào bếp bắc chảo, rang thử. Trên chảo nóng, mè bắt lửa nổ lóc bóc vui tai dưới bàn tay đảo đũa không ngớt, nhẹ nhàng, đều đặn. Khi mùi thơm thoảng lên và tiếng nổ dậy đều cũng là lúc bà Yến tắt lửa, tay vẫn đảo đều cho đến khi chảo nguội dần. “Chỉ cần chậm tay một tý, già lửa một tý là mè sẽ cháy ngay”, bà Yến lý giải.

Bây giờ tôi đã hiểu hai chữ “đỏng đảnh” mà bà Yến dùng để ví cái sự khó tính của món kẹo mè gia truyền xứ Huế. Nó cần ở người làm sự đằm đẹ, tinh tế và cẩn trọng. Cũng bởi vậy, dù bà Yến có đến tám người con nhưng chỉ có Nam là người duy nhất kế nghiệp.

Chính sự công kỹ ấy đã làm nên điều khác biệt của món kẹo mè Thủy Biều. Như chiếc chảo gang sứt mất một quai hàng ngày vẫn được gia chủ trình diễn cho du khách. Nhiều người đã vô cũng nhạc nhiên khi biết chiếc chảo gang nhỏ sứt quai ấy đã được truyền qua mấy thế hệ, như một thứ gia bảo.

Bà Yến cho hay, bà đã lặn lội nhiều nơi để đặt những cái chảo gang mới nhưng đều không ưng ý.

Lạ thay, chỉ trong chiếc chảo xưa cũ ấy, món kẹo mè gia truyền ở miệt vườn Thủy Biều mới đạt được độ giòn, độ thơm, sự đằm thắm cần thiết như nó cần phải có...

Được chắt chiu gìn giữ, đặc sản kẹo mè Thủy Biều đến nay đã theo chân du khách đi muôn phương cùng những cảm nhận ý vị về con người và vùng đất Thủy Biều.

Bài: Kim Oanh

Ảnh: Võ Nhân - Bùi Vũ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thơm thơm nắng thanh trà

Tôi vẫn nhớ cái khung cửa gỗ nâu bóng nơi chái nhà phía tây của ngoại ngó sang nhà mụ Tép. Mụ là em gái của ngoại, vui chuyện và lành. Tôi chán học bài và trốn mẹ sai việc vặt là kiếm cớ chạy tắt vườn sau qua nhà mụ. Mụ có một vườn thanh trà. Mùa xuân lá non và trổ hoa thơm tận bờ rào. Màu hoa trắng ngần giản dị, thuần khiết nhẹ nhõm trong sương mai. Mùa quả chín cũng nhằm mùa sinh của tôi. Là mùa tôi sung sướng đến mức đêm ngủ chỉ mong trời mau sáng. Tôi tót sang nhà mụ doái chân soi chiếc tổ chim có thêm quả trứng nào không và ngửa cổ đếm từng chùm thanh trà mỗi ngày một nặng và trĩu xuống.

Thơm thơm nắng thanh trà
Mất mùa thanh trà

Thời tiết khắc nghiệt, diễn biến phức tạp khiến vụ thanh trà năm nay mất mùa, người dân đối diện với nhiều khó khăn.

Mất mùa thanh trà
Đại hội Hội Thanh trà Huế lần thứ I, nhiệm kỳ 2024 - 2029

Sáng 20/1, Ban vận động thành lập Hội Thanh trà Huế tổ chức Đại hội Hội Thanh trà Huế lần thứ I, nhiệm kỳ 2024 - 2029. Tham dự có UVTV Tỉnh uỷ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh uỷ Nguyễn Chí Tài; lãnh đạo các sở, ban ngành và các địa phương trên địa bàn tỉnh.

Đại hội Hội Thanh trà Huế lần thứ I, nhiệm kỳ 2024 - 2029
Trồng bưởi thanh trà có thể truy xuất nguồn gốc

Để nâng cao năng suất, chất lượng, tăng giá trị của sản phẩm bưởi thanh trà, năm 2023, Trung tâm Khuyến nông tỉnh triển khai mô hình “Áp dụng các tiến bộ kỹ thuật thâm canh bưởi thanh trà theo hướng bền vững, an toàn, thông minh” với quy mô 5ha trên địa bàn xã Hương Thọ (TP. Huế).

Trồng bưởi thanh trà có thể truy xuất nguồn gốc
Bưởi “biến” thanh trà

Trên đường về quê, chị muốn mua ít thanh trà của Huế ra thắp hương bàn thờ ông bà. Ghé vào hàng bán thanh trà dọc tuyến Quốc lộ 1A (QL1A) sát chợ An Lỗ, xã Phong Hiền, Phong Điền, chị mua 10 quả, mỗi quả 17 ngàn đồng, tổng là 170 ngàn đồng.

Bưởi “biến” thanh trà

TIN MỚI

Return to top