ClockThứ Tư, 27/12/2017 05:36

Đặc sản vùng cao xuống phố

TTH - Trước xu hướng người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến các loại nông sản, đặc sản của A Lưới, Cao Văn Thắng và Nguyễn Ngọc Sơn quyết định góp vốn mở cửa hàng Huế Ngon- Đặc sản A Lưới để đưa sản vật vùng cao đến tay người dân thành thị.

Đem đặc sản miền Trung lên bàn đại tiệcThêm cơ hội cho đặc sản Cố đôNam Đông phát triển cây đặc sảnMè xững Huế nằm trong top 10 đặc sản nổi tiếng Việt Nam 2017Đặc sản Huế tiếp cận thị trường rộng

Để tạo ra thị thường, cửa hàng Huế Ngon liên kết với các nhà hàng và hướng dẫn viên du lịch để tiêu thụ sản phẩm.

 Giới thiệu nông sản vùng cao đến với khách hàng

Anh Thắng cho biết, các loại nông, đặc sản cửa hàng đều mua tận gốc tại các bản làng vùng cao A Lưới, những loại đặc sản như, mật ong rừng, măng rừng, tiêu rừng… cửa hàng chỉ bán theo mùa.

“Sau khi tốt nghiệp Trường đại học Nông lâm Huế, nhận thấy ở Huế có nhiều điểm tham quan thu hút khách du lịch trong và ngoài nước nhưng các địa phương vẫn chưa có một đặc sản nào ấn tượng để du khách làm quà với giá cả phải chăng. Mình quyết định mở cửa hàng đặc sản A Lưới giúp đưa các loại đặc sản vùng cao đến tay du khách. Cửa hàng vừa được thành lập hơn 3 tháng, doanh thu mỗi tháng gần 50 triệu đồng”, anh Thắng chia sẻ.

Được sự hỗ trợ của UBND huyện A Lưới, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện A Lưới thành lập tổ liên kết sản xuất các loại nông sản an toàn đưa về xuôi tiêu thụ với 11 thành viên...Tổ thành lập cửa hàng Nông sản – đặc sản A Lưới tại 100 đường Đặng Huy Trứ, TP. Huế bán các loại nông sản – đặc sản như, mật ong rừng, nếp than, gạo Ra dư, rau, củ, quả rừng, thịt bò, các loại thảo dược vùng cao như nấm linh chi, nấm lim xanh, sâm đất. Thổ cẩm của người Tà Ôi, nét văn hóa độc đáo của đồng bào A Lưới cũng được trực tiếp giới thiệu đến người dân thành thị. Cửa hàng Nông sản – đặc sản A Lưới còn liên kết với các nhà hàng, siêu thị, công ty, quảng bá các loại đặc sản đặc biệt của người dân cùng cao huyện A Lưới.

Chị Lê Thị Kim Thoa (công tác tại Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện A Lưới), quản lý cửa hàng Nông sản – đặc sản A Lưới cho biết: “Các sản phẩm của người đồng bào thường bị các thương lái ép giá nhưng khi được chúng tôi thu mua thì giá trị sẽ cao hơn nhiều. Nông sản bày bán tại cửa hàng được đồng bào trồng thủ công, không sử dụng các loại phân bón hóa học hoặc được ngươi dân trực tiếp thu hái từ rừng. Chúng tôi cũng cung cấp rau củ quả và thịt bò của Công ty TNHH MTV Hữu cơ Huế Việt. Một số cửa hàng, siêu thị cũng đặt vấn đề để được cung ứng nông sản”.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch UBND huyện A Lưới cho biết: “Vừa qua, UBND huyện đã hỗ trợ 30 triệu đồng cho tổ liên kết sản xuất và thu nông sản an toàn xây dựng cơ sở vật chất để bày bán nông sản A Lưới tại TP. Huế. Sau một thời gian hoạt động có gần 20 đơn vị, cửa hàng muốn liên kết để tiêu thụ sản phẩm. Việc nông sản, đặc sản ở A Lưới được bày bán tại thành phố hi vọng sẽ giúp quảng bá những sản phẩm độc đáo của vùng cao đến người dân toàn tỉnh và khách du lịch”.

Bài, ảnh: Quỳnh Viên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phiên chợ vùng cao góp phần quảng bá sản phẩm địa phương

Những phiên chợ vùng cao tại Thừa Thiên Huế đang dần khẳng định vị trí đặc biệt trong đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Đây là nơi để bà con trao đổi hàng hóa, góp phần quảng bá sản phẩm địa phương, đồng thời phát triển du lịch và tạo động lực nâng cao đời sống kinh tế - xã hội.

Phiên chợ vùng cao góp phần quảng bá sản phẩm địa phương
Đoàn cơ sở “3 chủ động” tại vùng cao A Lưới

Với mô hình Đoàn cơ sở “3 chủ động”, các tổ chức cơ sở đoàn trên địa bàn huyện A Lưới đã tạo chuyển biến tích cực trong phong trào đoàn, cũng như công tác đoàn kết tập hợp đoàn viên, thanh niên.

Đoàn cơ sở “3 chủ động” tại vùng cao A Lưới
"Mẹ Lành" của học trò vùng cao

Hai từ “mẹ Lành” thân thương được nhiều trẻ gọi cô Mai Thị Mộng Lành (Trường mầm non Xuân Lộc, huyện Phú Lộc) không phải tự nhiên mà có. Ngoài giờ trên lớp, cô giáo Lành còn dành thời gian đến nhà thăm hỏi gia đình của các cháu. Đến buổi chiều vào giờ tan trường, có những trẻ mà ba mẹ đi làm rẫy chưa kịp về, cô Lành lại chở các cháu về nhà. Dù đường bản đi lại còn nhiều khó khăn, nhưng không làm khó được cô giáo dáng người nhỏ nhắn.

Mẹ Lành của học trò vùng cao
Trẻ em vùng cao vượt qua định kiến giới

Sau khi Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh triển khai các hoạt động của Dự án 8 về “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”, ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), việc học tập của trẻ em, nhất là trẻ em gái được quan tâm hơn. Điều đó đã góp phần ngăn chặn tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống và bất bình đẳng giới.

Trẻ em vùng cao vượt qua định kiến giới
Hướng đi mới cho đồng bào vùng cao

A Lưới là huyện miền núi có tiềm năng lớn trong phát triển kinh tế nông nghiệp nhờ vào lợi thế về đất đai và điều kiện tự nhiên. Thời gian qua, các chính sách hỗ trợ cụ thể từ tỉnh và huyện đã giúp người dân nơi đây áp dụng các mô hình kinh tế bền vững, từ đó cải thiện đáng kể đời sống.

Hướng đi mới cho đồng bào vùng cao

TIN MỚI

Return to top