ClockChủ Nhật, 24/08/2014 05:53

Cần có chiến lược chấn hưng di sản văn hoá triều Nguyễn

TTH.VN - Nhà nước cần có chiến lược cụ thể để chấn hưng văn hoá Việt Nam, trong đó có di sản văn hoá của triều Nguyễn… là một trong những ý kiến tâm huyết mà nhà nghiên cứu văn hoá Huế Nguyễn Xuân Hoa đưa ra tại buổi toạ đàm khoa học về chủ đề “Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể trong phát triển của Thừa Thiên Huế” diễn ra chiều 23/8.

Hoạt động này do Hội đồng Lý luận Trung ương, Cơ quan Thường trực Chỉ đạo tổng kết 30 năm đổi mới, Ban Chủ nhiệm Đề tài KX.04.14.11-15 "Định hướng phát triển văn hóa - sức mạnh nội sinh của dân tộc trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế" phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ và Sở Văn hoá, Thể thao & Du lịch tổ chức.


Buổi tọa đàm nhận được nhiều tham luận, góp ý cũng như kiến nghị của lãnh đạo, các nhà nghiên cứu văn hóa

Phát biểu đề dẫn, GS.TS Phùng Hữu Phú, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương, Chủ nhiệm Đề tài KX. 04.14.11-15 nhấn mạnh về vị thế, đặc sắc về văn hóa của một Huế kinh đô xưa và một Huế cố đô lịch sử, thành phố văn hóa của ASEAN hôm nay; đồng thời đưa ra một số vấn đề cần trao đổi thêm, như: Văn hoá đã “thấm” vào chính trị và kinh tế Thừa Thiên Huế như thế nào; Sắp tới, văn hoá có trở thành thế mạnh của địa phương không; Thừa Thiên Huế phải làm gì để quản lý văn hoá tốt hơn và để mối tương quan giữa văn hoá vật thể và văn hoá phi vật thể trở thành một thể thống nhất…

Trên cơ sở những nội dung này, buổi tọa đàm đã nhận được nhiều tham luận, góp ý cũng như kiến nghị của lãnh đạo, các nhà nghiên cứu văn hóa. Trong đó, tập trung chủ yếu ở các vấn đề như: Khó khăn trong việc huy động vốn cho công tác tu bổ di tích Cố đô Huế; Chính sách cụ thể cho các chủ nhà vườn, phủ đệ; Phân cấp thẩm định hồ sơ tu bổ công trình di tích; Chế độ cho nghệ nhân, nghệ sĩ; Quy hoạch lễ hội trong phạm vi cả nước để tạo điểm nhấn; Ưu tiên các chương trình mục tiêu quốc gia về lĩnh vực văn hoá; Cần có chiến lược cụ thể cho việc chấn hưng văn hoá Việt Nam, trong đó có di sản văn hoá triều Nguyễn; Chiến lược phát triển văn hoá cần phải đưa vào Nghị quyết Đại hội Đảng sắp tới…

Những ý kiến này sẽ là cơ sở để Ban Chủ nhiệm đề tài KX.04.14.11-15 đề xuất với Đảng và Nhà nước cách tiếp cận mới, nhận thức mới về quá trình xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam từ đổi mới đến nay; đồng thời chỉ ra những thành tựu cũng như hạn chế, lúng túng trong lãnh đạo, chỉ đạo và đúc rút những bài học kinh nghiệm cho quá trình này.

Đồng Văn
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuyển địa điểm tổ chức chương trình nghệ thuật Countdown Huế 2025

UBND TP. Huế vừa thông báo thay đổi địa điểm tổ chức chương trình nghệ thuật Countdown - Chào năm mới 2025 (Countdown Huế 2025 - Một Kỷ nguyên mới), đồng thời thông báo Countdown Huế 2025 sẽ là điểm cầu trực tiếp trên sóng VTV chào đón năm mới 2025 cùng với các điểm cầu Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh - Hải Phòng.

Chuyển địa điểm tổ chức chương trình nghệ thuật Countdown Huế 2025
Món quà đêm giáng sinh

Trên đường không khí Nô-en rộn ràng, những cây thông Nô-en được trang trí bắt mắt, các cửa hàng, cửa hiệu bày bán nhiều món quà giáng sinh có màu sắc sặc sỡ. Nghĩ đến những món quà Nô-en, Phương lại nhớ đến câu hỏi ban nãy của Trà: “Phương ơi, Nô-en năm nay cậu muốn được ông già Nô-en tặng quà gì nào?”. Hôm nào bố Trà cũng đến trường đón Trà. Phương dõi mắt nhìn theo bóng hai bố con Trà nhỏ dần trên đường mà thoáng thấy chạnh lòng, giá mà Phương cũng được bố đưa đón đi học mỗi ngày như Trà.

Món quà đêm giáng sinh
Đăk Glei, còn vọng “Tiếng hát đi đày”

Bây giờ, rừng Ngọc Linh xanh ngắt vẫn um tùm bóng cây che trên di tích lịch sử quốc gia nổi tiếng: Ngục Đăk Glei. Hơn 70 năm trước, nhà thơ Tố Hữu viết bài thơ “Tiếng hát đi đày” ở ngay Đăk Glei tháng Giêng năm 1942: “…Đường lên xứ lạ Kông Tum/ Quanh quanh đèo chật, trùng trùng núi cao”. Bài thơ ấy đến nay còn vọng...

Đăk Glei, còn vọng “Tiếng hát đi đày”
Người trẻ khắc họa bản sắc dân tộc

“Tôi muốn mỗi tác phẩm của mình không chỉ đẹp, mà còn phải kể được câu chuyện của người Cơ Tu, về cuộc sống, tín ngưỡng và những giá trị truyền thống mà cha ông để lại” - Phạm Văn Vệ, một chàng trai 26 tuổi với đam mê khắc họa bản sắc dân tộc qua từng đường nét gỗ chạm, chia sẻ.

Người trẻ khắc họa bản sắc dân tộc
Return to top