ClockThứ Bảy, 29/08/2015 07:20

Dạy con kỹ năng sống

TTH - Sau một thời gian tìm cách “nhồi” kiến thức cho con để chạy theo cuộc đua thành tích khá khốc liệt, nhiều ông bố, bà mẹ bắt đầu nhận ra tác hại rõ rệt khi con trẻ thiếu quá nhiều kỹ năng sống, thậm chí là những kỹ năng tối thiểu giúp các em tồn tại khi không có người lớn bên cạnh.

Chị H. sống ở đường Trần Phú tâm sự: “Con trai lớn sắp đi học xa rồi tôi mới nhận ra sai lầm của mình là đã để cháu hầu như không biết tí gì về các vật dụng cũng như nguyên liệu trong nhà bếp, cả nhặt rau, quét nhà và tự chuẩn bị quần áo. Chỉ chú ý việc học của con, đó là cách thương con mà trước đây tôi đã chọn. Còn bây giờ, nỗi lo con trai sẽ không tự chăm sóc bản thân khi ở một mình khiến tôi thấy ân hận vì cách nghĩ sai lệch khi chăm sóc con cái.”.

Tâm sự của chị M. sống tại một xóm trọ trên đường Nguyễn Khoa Chiêm càng đáng buồn hơn: “Thời gian không quay ngược trở lại, khi tôi nhận ra cách thương con không đúng là nguyên nhân để nó sa vào lối sống hư đốn thì đã quá muộn.”. Cháu T. con trai chị M. vốn là một cậu bé khôi ngô, ngoan hiền, những năm tiểu học liên tục đạt danh hiệu học sinh giỏi. Cuộc sống của chị M. không dư dả là bao, nhưng mỗi buổi sáng, T. thức dậy dù mẹ còn ở nhà hay đã đi làm thì vẫn có một tờ tiền gấp đôi một suất ăn sáng cho một người lớn ở đầu giường. Trưa mẹ về tay xách vài bịch ni lông đựng khi thì lát cá thu, lúc nửa con gà hay các loại thịt thà ngon của chợ để chế biến thức ăn theo sở thích của T. Áo quần T. mặc toàn loại đắt tiền và mẹ từng tuyên bố với một vài người bạn rằng “M. chỉ mua hàng hiệu cho con”. Mẹ đi suốt ngày không có ai kiểm tra sách vở nên ở trường T. chơi với nhóm bạn xấu chuyên đánh nhau và trốn học từ lúc nào mà mẹ không biết. T. không thi vào trung học phổ thông và tiếp tục cuộc sống với cơm ngày hai bữa cùng một suất tiền ăn sáng đủ cả cà phê, thuốc lá. Nhu cầu tiêu tiền của T. càng ngày càng nhiều hơn, mẹ không dám hỏi mà cố chạy vạy để chiều con. Đến khi T. đem cầm xe máy thì mẹ bắt đầu thấy lo và tìm hiểu mới biết T. đã dính vào ma túy. T. trộm cắp và cuối cùng bị bắt vì dính vào đường dây buôn bán ma túy. Con đến nông nỗi đó, gánh nặng trên vai chị M. càng nặng hơn.
Có lẽ cách chăm con của chị H. và chị M. là hai cách chăm con có điểm giống nhau, cũng có điểm khác nhau. Cả hai đều không hề nghĩ đến chuyện dạy con kỹ năng sống hàng ngày. Tôi có người bạn rất thành đạt trong công việc, họ rất giàu. Có lần tôi đến thăm nhà đúng lúc vợ bạn đang dạy con gái đan len, cậu con trai thấy khách thì vội xuống bếp rót nước dù nhà có người giúp việc. Cả hai cháu đều là những học sinh xuất sắc. Đó là minh chứng cho vai trò của phụ huynh trong cách giáo dục con cái. Việc học là cần thiết được đặt lên hàng đầu trong hành trình vào đời của mỗi người, nhưng những công việc và vạn vật quanh ta là những kỹ năng tối thiểu mà mỗi con người phải biết làm, phải khám phá. Đừng để như con chị H., đã vào đại học còn chưa biết đâu là muối, đâu là đường, đâu là mì chính... Cũng đừng như chị M., cứ nghĩ cho con ăn ngon, mặc đẹp, cả ngày không phải đụng tay đụng chân, không phải suy nghĩ điều gì là cho con cuộc sống tốt nhất. “Lao động là sáng tạo” chân lý đó thật dễ dàng nhận ra cho mỗi người.
Đăng Việt
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lễ hội điện Huệ Nam đẹp hơn, văn minh hơn

Không chỉ tái hiện lại nghi thức rước bộ, lễ hội điện Huệ Nam (điện Hòn Chén) những năm gần đây được đánh giá diễn ra một cách văn minh, không còn tình trạng xả vàng mả ồ ạt xuống sông Hương như trước, các nghi thức phóng đăng, phóng sanh cũng được bãi bỏ.

Lễ hội điện Huệ Nam đẹp hơn, văn minh hơn
Huế nên bảo vệ những di chỉ văn hóa - lịch sử

Là chốn Kinh đô của Triều Nguyễn, Huế mang trong mình rất nhiều di chỉ văn hóa - lịch sử quý, mà chính quyền và Nhân dân Huế không thể không quan tâm giữ gìn, bảo vệ và khai thác mọi lợi thế trong công cuộc xây dựng và phát triển thành phố Huế thành trung tâm văn hóa nổi tiếng của cả nước.

Huế nên bảo vệ những di chỉ văn hóa - lịch sử
Lắng nghe vườn Huế

“Tôi nghiên cứu nhà vườn như mối liên hệ giữa nghệ thuật với văn hóa Việt Nam, mối liên hệ sâu sắc với mảnh đất và tinh thần Huế. Nét văn hóa ẩn tàng vẫn còn tồn tại trong những giá trị và bản sắc Huế ngày nay”, Giáo sư (GS), kiến trúc sư (KTS) cảnh quan Kimberlee Stryker (Đại học California, Berkeley) đã nói như vậy trong nghiên cứu về vườn Huế: “Listening to the Gardens of Hue, Vietnam”, cách đây 25 năm.

Lắng nghe vườn Huế
Giáo sư Tô Ngọc Thanh đã “bay về miền sáng”

Trong công tác nghiên cứu văn hóa dân gian ở Việt Nam, một trong những người có tầm ảnh hưởng lớn nhất nửa sau thế kỷ 20 là Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Tô Ngọc Thanh (trong ảnh). Ông thật sự là một học giả uyên bác, một nhà nghiên cứu văn hóa nói chung, văn hóa dân gian nói riêng có những đóng góp quan trọng.

Giáo sư Tô Ngọc Thanh đã “bay về miền sáng”
Phát triển toàn diện, hài hòa giữa các hoạt động văn hóa

Chiều 25/4, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do ông Nguyễn Đắc Vinh, UVTW Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội làm trưởng đoàn có buổi làm việc với UBND tỉnh về việc thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035.

Phát triển toàn diện, hài hòa giữa các hoạt động văn hóa

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top