ClockThứ Năm, 28/09/2017 06:19

Đêm văn hóa "Tịnh yến: Quyền năng của phụ nữ và bản sắc văn hóa”

TTH.VN - Trong khuôn khổ các hoạt động bên lề song hành cùng Diễn đàn Phụ nữ và Kinh tế APEC 2017 tại TP. Huế, tối 27/9, tại không gian Bảo tàng Văn hóa Huế, Quỹ Hòa bình và Phát triển TP. Hồ Chí Minh (HPDF) phối hợp với Những người bạn của Huế tổ chức Đêm văn hóa “Tịnh yến: Quyền năng của phụ nữ và bản sắc văn hóa”.

Thúc đẩy hợp tác chặt chẽ hơn nữa giữa các nền kinh tế và nhóm công tác APEC700 đại biểu của 21 nền kinh tế tham dự Diễn đàn APEC 2017 tại HuếDiễn đàn Phụ nữ và Kinh tế APEC năm 2017 sẽ diễn ra từ 26 -29/9 tại HuếHuế sẵn sàng cho APEC 2017

Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh (thứ 3 từ trái) tham quan không gian trưng bày ẩm thực 

Tham dự đêm tiệc có bà Đặng Thị Ngọc Thịnh, UVTW Đảng, Phó Chủ tịch nước; bà Nguyễn Thị Thu Hà, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam; bà Đào Hồng Lan, Thứ trưởng Bộ LĐ - TB &XH; đại sứ Nguyễn Nguyệt Nga, Cố vấn cao cấp của Ủy ban Quốc gia APEC. Về phía tỉnh có ông Nguyễn Văn Cao, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cùng đông đảo khách quốc tế gồm trưởng đoàn và đại biểu đến từ các nền kinh tế APEC 2017; các chuyên gia và trí thức Thừa Thiên Huế…

 “Tịnh yến: Quyền năng phụ nữ và bản sắc văn hóa" không chỉ là đêm dạ tiệc âm nhạc, trang phục và ẩm thực mà còn là không gian tái hiện, tôn vinh văn hóa và những giá trị biểu trưng cho trí tuệ và tâm hồn của dân tộc. 

Đến với đêm văn hóa “Tịnh yến: Quyền năng phụ nữ và bản sắc văn hóa" tại Bảo tàng Văn hóa Huế tọa lạc bên dòng sông Hương thơ mộng tại trung tâm cố đô Huế, người tham dự tham gia hành trình văn hóa quay ngược thời gian, bước vào không gian khánh tiết trang trọng của đời sống bản địa. 

Đông đảo quan khách tham dự Đêm văn hóa Tịnh yến

Trước giờ nhập tiệc, khoảng thời gian đón tiếp và giao lưu tại toà tiền sảnh, các đại biểu được giới thiệu theo phương thức kết hợp trưng bày và biểu diễn những nét phổ quát về đời sống văn hoá và tập quán sinh thực bản địa với hình thức bảo tàng sống, gồm không gian trình tấu nghệ thuật hát thính phòng của dân nhạc Huế, gian trưng bày áo dài tân thời của nhà thiết kế Viết Bảo và gian đón tiếp giới thiệu, diễn giải về những nguyên liệu, sản vật quý sẽ được sử dụng trong thực đơn chay cung đình của dạ tiệc, cùng lúc tận hưởng các thức uống dân dã độc đáo. 

Trong đêm dạ tiệc văn nghệ “Tịnh yến”, gánh ca diễn “Điểm một thời” thuộc Bảo tàng Áo dài với sự dẫn dắt tài tình và hấp dẫn của người dẫn chuyện Trác Thúy Miêu đã trình bày hình thức thưởng lãm kết hợp với các tiết mục ca diễn dân nhạc, ca diễn thính phòng và thơ ca Trịnh Công Sơn hoà quyện chặt chẽ với trình tự ẩm thực theo sự xuất hiện của từng món chay Huế độc đáo của nghệ nhân ẩm thực Hồ Thị Hoàng Anh trong sự hòa hợp, tương giao, linh ứng giữa cảnh sắc, lịch sử và văn hóa, giữa nhạc, tình, và vị.

Năm câu chuyện với 5 món ăn được dẫn giải theo lối sống của những gia đình quyền quý ngày xưa thấm đẫm tinh thần văn hóa Huế, ẩn chứa một đời sống đạo thuần phương Đông, tạo nên một bản sắc văn hóa đặc sắc của người Việt đương thời.

Đêm Văn hóa “Tịnh Yến: Quyền năng phụ nữ và bản sắc văn hóa" kết thúc bên những ly trà và cà phê - sản phẩm đặc biệt của Việt Nam được phục vụ trong âm hưởng của tiếng nhạc du dương.

Dưới đây là một số hình ảnh Thừa Thiên Huế Online ghi lại tại đêm văn hóa:

Nhà thiết kế Viết Bảo giới thiệu tà áo dài truyền thống đến Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh

Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh tham quan khu trưng bày sản vật tạo nên những món ăn truyền thống

Không gian trưng bày áo dài truyền thống

Không gian trưng bày sản vật

Các đại biểu tham dự tại Đêm văn hóa Tịnh yến

Thưởng thức các tiết mục nghệ thuật đặc sắc

Tặng hoa và giấy chứng nhận tôn vinh các nhà tài trợ

Phong Bình- Thảo Chi (Thực hiện)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

APEC phải kiên định với nguyên tắc nền tảng, vững bước hướng đến phát triển và thịnh vượng

Giáo sư kinh tế, người đứng đầu Cục Nghiên cứu Kinh tế Đông Á và Diễn đàn Đông Á tại Trường Chính sách Công Crawford thuộc Đại học Quốc gia Australia Peter Drysdale cho biết, trong thời điểm các nguyên tắc đa phương đang dần xa rời và chịu áp lực phân mảnh nền kinh tế toàn cầu, thách thức đối với Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) là phải kiên định với các nguyên tắc nền tảng của APEC và đẩy lùi các xu hướng làm suy yếu tiềm năng phát triển và thịnh vượng trong khu vực.

APEC phải kiên định với nguyên tắc nền tảng, vững bước hướng đến phát triển và thịnh vượng
Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC):
Triển vọng tăng trưởng tươi sáng hơn, nhưng rủi ro vẫn còn

Được thúc đẩy bởi chi tiêu của người tiêu dùng và chính phủ, cũng như ngành du lịch, nền kinh tế khu vực Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) được ước tính tăng trưởng 3,5% vào năm 2023, và dự kiến sẽ duy trì tăng trưởng ở mức 3,2% trong năm 2024, cao hơn so với các ước tính trước đó, theo Đơn vị Hỗ trợ Chính sách APEC (PSU).

Triển vọng tăng trưởng tươi sáng hơn, nhưng rủi ro vẫn còn
Khẳng định vị thế Việt Nam trong APEC

Ứng phó với các vấn đề cấp bách của kinh tế thế giới với một tư duy mới bao trùm, hài hoà và nhân văn; lấy hợp tác công nghệ cao, kinh tế xanh và kết nối địa phương là hướng đột phá triển khai Tuyên bố chung về xác lập quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ.

Khẳng định vị thế Việt Nam trong APEC

TIN MỚI

Return to top