ClockThứ Ba, 03/11/2015 15:02

Độc đáo nghề nhân tượng

TTH - Nghề làm nhân tượng (hay còn gọi là tượng sống) du nhập vào nước ta được vài ba năm, bắt đầu ở những thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh,… nhưng ở Huế nghề này vẫn còn rất mới và lạ.

Anh Hơn chụp ảnh lưu niệm với các bạn trẻ

Với trang Facebook Đồng Nhân Tượng, anh Khánh và anh Hơn có khá nhiều người yêu mến, đem lại niềm vui và tự hào về công việc mà hai anh đang làm.

Đêm về, phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu tấp nập và nhộn nhịp hẳn lên nhưng dường như không làm cho những người hóa trang thành nhân tượng bị tác động. Họ vẫn đứng đấy, như một bức tượng thật làm nhiều khách du lịch thích thú, ngắm nhìn và lưu lại những bức ảnh quanh nhân tượng. Trước mắt chúng tôi là một nhân tượng phủ sơn màu đồng, để ý kỹ mới thấy anh thay đổi tư thế. Khi được khán giả đặt tiền ủng hộ vào chiếc om, anh lại đưa ngón tay cái lên, khẽ cười.

Gặp anh sau giờ làm việc, anh chia sẻ về những niềm vui và cả những khó khăn khi làm nhân tượng. “Mình tên Hà Văn Hơn, sinh năm 1989 ở Hương Chữ, Hương Trà”, anh mở đầu câu chuyện. Biệt danh Đồng Nhân Tượng gắn liền với nghề của anh, “tốt nghiệp đại học nhưng chưa xin được việc, mình xem trên mạng thấy thích lắm, lại thêm được bạn vẽ nên quyết định đi làm nhân tượng ở đây. Những ngày đầu mới đứng thì ngại lắm, nhiều người họ bàn tán nhưng cũng có nhiều người thích, khen. Đó là động lực để mình gắn bó với công việc này”, anh bộc bạch.
Cách đó không xa cũng có một nhân tượng khác đang biểu diễn, anh là Ngô Hoàng Trọng Khánh. “Tốt nghiệp đại học nhưng chưa có việc nên mình đi làm nhân tượng, gặp Hơn nên hai đứa làm quen với nhau”, anh Khánh cười nói. Hai anh làm ở phố đi bộ này đã được hơn một năm, ngoài ra, các anh còn nhận lời biểu diễn ở các trung tâm nhân dịp khai trương hay các công ty ra mắt mẫu xe mới. “Mới đây, trung tâm Anh ngữ tổ chức sự kiện cho học viên của họ, các em nhỏ cứ nhìn mình và thích thú lắm, lúc ấy mình vui và hạnh phúc nhưng không dám cười”, anh Hơn chia sẻ.
Ở phố đi bộ này chỉ có hai người làm nhân tượng, mới mẻ nên rất thu hút. “Thu nhập mỗi đêm không đều (đêm cao nhất là 150 nghìn, thấp là vài chục nghìn) nhưng cái chính là mình kiếm được tiền từ mồ hôi công sức của mình” - anh Hơn tâm niệm. Công việc của các anh bắt đầu từ 7 giờ tối đến 10 giờ khuya, 3 tiếng làm nhân tượng đòi hỏi sức khỏe tốt, chịu khó. “Một số người họ có hành vi khiếm nhã, nói năng không lịch sự. Lúc ấy mình cũng buồn nhưng xã hội mà, có người này người khác. Quan trọng là mình yêu nghề, được nhiều người xem”, anh Khánh tiếp.
Nhân tượng là nét đặc trưng của phố đi bộ, không phải ai cũng có thể làm công việc tưởng như đơn giản này, nó đòi hỏi sự dẻo dai, sức chịu đựng và tâm lý mạnh dạn. Để hóa trang cho đẹp và giống như bức tượng thật, thì các anh mất đến gần nửa tiếng, “tẩy thì nhanh lắm nhưng để bôi khắp người thì rất lâu, chưa kể bộ đồ vừa dày vừa nặng do phủ nhiều lớp sơn; quan trọng làm sao cho mình giống tượng thật mới thu hút người xem”, anh Khánh nói.
Vất vả nhưng cũng đầy niềm vui, nhân tượng đã và đang làm phong phú phố đi bộ, mỗi dịp ghé lại chúng tôi đều thấy mới mẻ và thu hút.
Bài, ảnh: Cao Nguyễn Xuân Đạt
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lễ hội điện Huệ Nam đẹp hơn, văn minh hơn

Không chỉ tái hiện lại nghi thức rước bộ, lễ hội điện Huệ Nam (điện Hòn Chén) những năm gần đây được đánh giá diễn ra một cách văn minh, không còn tình trạng xả vàng mả ồ ạt xuống sông Hương như trước, các nghi thức phóng đăng, phóng sanh cũng được bãi bỏ.

Lễ hội điện Huệ Nam đẹp hơn, văn minh hơn
Huế nên bảo vệ những di chỉ văn hóa - lịch sử

Là chốn Kinh đô của Triều Nguyễn, Huế mang trong mình rất nhiều di chỉ văn hóa - lịch sử quý, mà chính quyền và Nhân dân Huế không thể không quan tâm giữ gìn, bảo vệ và khai thác mọi lợi thế trong công cuộc xây dựng và phát triển thành phố Huế thành trung tâm văn hóa nổi tiếng của cả nước.

Huế nên bảo vệ những di chỉ văn hóa - lịch sử
Lắng nghe vườn Huế

“Tôi nghiên cứu nhà vườn như mối liên hệ giữa nghệ thuật với văn hóa Việt Nam, mối liên hệ sâu sắc với mảnh đất và tinh thần Huế. Nét văn hóa ẩn tàng vẫn còn tồn tại trong những giá trị và bản sắc Huế ngày nay”, Giáo sư (GS), kiến trúc sư (KTS) cảnh quan Kimberlee Stryker (Đại học California, Berkeley) đã nói như vậy trong nghiên cứu về vườn Huế: “Listening to the Gardens of Hue, Vietnam”, cách đây 25 năm.

Lắng nghe vườn Huế
Giáo sư Tô Ngọc Thanh đã “bay về miền sáng”

Trong công tác nghiên cứu văn hóa dân gian ở Việt Nam, một trong những người có tầm ảnh hưởng lớn nhất nửa sau thế kỷ 20 là Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Tô Ngọc Thanh (trong ảnh). Ông thật sự là một học giả uyên bác, một nhà nghiên cứu văn hóa nói chung, văn hóa dân gian nói riêng có những đóng góp quan trọng.

Giáo sư Tô Ngọc Thanh đã “bay về miền sáng”
Phát triển toàn diện, hài hòa giữa các hoạt động văn hóa

Chiều 25/4, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do ông Nguyễn Đắc Vinh, UVTW Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội làm trưởng đoàn có buổi làm việc với UBND tỉnh về việc thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035.

Phát triển toàn diện, hài hòa giữa các hoạt động văn hóa

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top