ClockThứ Bảy, 11/10/2014 11:08

Giải thưởng lớn nhất của người nghệ sĩ

TTH - Các giải thưởng về văn học, nghệ thuật cấp quốc gia cũng như cấp địa phương thường gặp nhiều tranh cãi, có khi còn bị khiếu kiện, gây rắc rối cho hội đồng xét giải và ban tổ chức. Trong khá nhiều nguyên nhân, có khi do vướng thủ tục hành chính. Ví dụ như người muốn được trao giải thì phải viết đơn xin được xét duyệt, trao giải. Nhiều người thấy lạ lẫm, “dị ứng” với việc “báo công”, “kê khai thành tích” nên đã bị bỏ sót như trường hợp gần đây nhất là nhạc sĩ Phạm Tuyên trong đợt trao giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật năm 2012. Đành rằng đó cũng là một bước "sơ khảo“, một cách để thẩm định, đánh giá tác giả - tác phẩm nhưng lòng tự trọng của người nghệ sĩ dễ bị xúc phạm.

Nhiều người cho rằng trong các tiêu chí xét chọn giải thưởng còn thiếu những lá phiếu của quần chúng - của độc giả, khán thính giả. Các chương trình Giai điệu tự hào, Những bài hát mãi xanh đang phát trên các kênh truyền hình đã có những lá phiếu của khán giả ngay tại trường quay và khán giả xem truyền hình - qua nhắn tin bình chọn.

Giai điệu tự hào và Những bài hát mãi xanh là giải thưởng cao nhất với các nhạc sĩ. Giải thưởng cao nhất với những người làm văn học nghệ thuật là tác phẩm của họ vừa được quần chúng đón nhận, vừa có sức sống lâu bền. Nghệ sĩ phải chinh phục được độc giả nhiều thời đại. Tác phẩm của họ viết ra phải được nhiều thế hệ độc giả thừa nhận, mến mộ. Nhiều thế hệ khán giả cùng đến trường quay, cùng chung một đam mê và say sưa bình luận, bình chọn các tiết mục trong Giai điệu tự hào; hai mẹ con NSND Thanh Hoa cùng hát Gửi em ở cuối sông Hồng; ba thế hệ trong gia đình NSND Trung Kiên cùng thể hiện bài hát Tự nguyện, được sáng tác cách đây hơn bốn thập kỷ, trong phong trào đấu tranh vì hòa bình và độc lập dân tộc ở các đô thị miền Nam, đã khẳng định điều đó.
Như bây giờ người ta vẫn hay nói đó là những tác phẩm giàu tính nhân văn, những tác phẩm quan tâm đến những vấn đề của con người, tác phẩm ghi lại dấu ấn của thời đại... Đó là giá trị đích thực của văn học - nghệ thuật. Những bài hát mãi xanh, Giai điệu tự hào chính là giải thưởng lớn nhất của người nhạc sĩ đã viết nên những bài ca đi cùng năm tháng.
Thanh Tùng
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuyển địa điểm tổ chức chương trình nghệ thuật Countdown Huế 2025

UBND TP. Huế vừa thông báo thay đổi địa điểm tổ chức chương trình nghệ thuật Countdown - Chào năm mới 2025 (Countdown Huế 2025 - Một Kỷ nguyên mới), đồng thời thông báo Countdown Huế 2025 sẽ là điểm cầu trực tiếp trên sóng VTV chào đón năm mới 2025 cùng với các điểm cầu Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh - Hải Phòng.

Chuyển địa điểm tổ chức chương trình nghệ thuật Countdown Huế 2025
Món quà đêm giáng sinh

Trên đường không khí Nô-en rộn ràng, những cây thông Nô-en được trang trí bắt mắt, các cửa hàng, cửa hiệu bày bán nhiều món quà giáng sinh có màu sắc sặc sỡ. Nghĩ đến những món quà Nô-en, Phương lại nhớ đến câu hỏi ban nãy của Trà: “Phương ơi, Nô-en năm nay cậu muốn được ông già Nô-en tặng quà gì nào?”. Hôm nào bố Trà cũng đến trường đón Trà. Phương dõi mắt nhìn theo bóng hai bố con Trà nhỏ dần trên đường mà thoáng thấy chạnh lòng, giá mà Phương cũng được bố đưa đón đi học mỗi ngày như Trà.

Món quà đêm giáng sinh
Đăk Glei, còn vọng “Tiếng hát đi đày”

Bây giờ, rừng Ngọc Linh xanh ngắt vẫn um tùm bóng cây che trên di tích lịch sử quốc gia nổi tiếng: Ngục Đăk Glei. Hơn 70 năm trước, nhà thơ Tố Hữu viết bài thơ “Tiếng hát đi đày” ở ngay Đăk Glei tháng Giêng năm 1942: “…Đường lên xứ lạ Kông Tum/ Quanh quanh đèo chật, trùng trùng núi cao”. Bài thơ ấy đến nay còn vọng...

Đăk Glei, còn vọng “Tiếng hát đi đày”
Người trẻ khắc họa bản sắc dân tộc

“Tôi muốn mỗi tác phẩm của mình không chỉ đẹp, mà còn phải kể được câu chuyện của người Cơ Tu, về cuộc sống, tín ngưỡng và những giá trị truyền thống mà cha ông để lại” - Phạm Văn Vệ, một chàng trai 26 tuổi với đam mê khắc họa bản sắc dân tộc qua từng đường nét gỗ chạm, chia sẻ.

Người trẻ khắc họa bản sắc dân tộc

TIN MỚI

Return to top