ClockThứ Ba, 30/05/2023 15:44

Hết mình vì đam mê

TTH - Không phải là những bản nhạc điện tử như các DJ (Disc Jockey: người lựa chọn, điều chỉnh âm nhạc) Digital hiện nay, chàng thanh niên Hồ Tín (Tứ Hạ, Hương Trà) lại theo đuổi con đường thuở sơ khai của ngành nghề này, đó là DJ Vinyl (Vinyl: đĩa than) - một “nghề” ít ai còn quan tâm.

Huế thức khuya cùng với… DJ - Kỳ II: Thu nhập cao & áp lực lớnHuế thức khuya cùng với… DJ - kỳ 1: Từ lạ thành quen

leftcenterrightdel
Hồ Tín tại một bữa tiệc âm nhạc 

Với những người yêu thích hiphop, những “bữa tiệc hiphop” là hoạt động mà mọi người cùng tụ tập lại, trao đổi những kỹ năng về bboy, rap, trượt ván, DJ… Trong cộng đồng hiphop Huế, Hồ Tín (sinh năm 1994) không còn là một cái tên xa lạ khi anh gần như có mặt tại mọi “bữa tiệc” bằng danh xưng DJ. Anh chính là một trong những người có ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công của những bữa tiệc ấy.   

Xuất thân từ một Bboy (người nhảy Breakdance, một điệu nhảy của hiphop), văn hóa hiphop luôn chảy trong Hồ Tín. Tín tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông của Trường cao đẳng Công nghiệp Huế và làm đúng ngành nghề mình theo học. Nhưng bản chất của một chàng lãng tử đam mê sự phóng khoáng của âm thanh khiến chàng trai trẻ cảm thấy mình ngột ngạt trong công việc của một kỹ thuật viên. Dòng đời rẽ lối, đến năm 2019, Hồ Tín “mạo hiểm” thử sức với việc bán ván trượt, một bộ môn khác của hiphop ngay tại Huế - một thị trường khá khó khăn cho môn thể thao này. Nhưng ngay khi công việc kinh doanh ổn định, anh bắt đầu chính thức bước vào con đường đĩa than và tập tành thành một DJ Vinyl.

Không giống với hầu hết các DJ hành nghề trên chiếc bàn DJ hiện đại với vô vàn những nút bấm, Tín xuất hiện ở các sự kiện với một chiếc bàn đơn giản gồm hai mâm đĩa lớn và hàng chục chiếc đĩa than khác nhau. Anh luôn chủ động tìm hiểu kỹ chủ đề sự kiện để biết được mình cần mang theo những đĩa nhạc nào. Tiếp đó, anh bắt đầu “đếm nhạc bằng tay” để có thể chọn đúng nhạc hợp với không khí, thời điểm của buổi tiệc, và cuối cùng chính là những thao tác của một DJ, như: cắt, đảo nhị, phân nhịp, chuyển đoạn, quay ngược đĩa hát hay trộn lẫn bài hát với nhau, tạo nên những hiệu ứng âm thanh mới lạ, phong cách và đầy cuốn hút.

Để có thể tự tin chơi nhạc tại những bữa tiệc hiphop, Hồ Tín đã phải bỏ ra hơn một năm luyện tập với những chiếc đĩa than, tốn thời gian hơn rất nhiều so với những người đi theo con đường DJ hiện đại ngày nay. Bù lại, anh tạo ra nét riêng của chính mình. Bên cạnh việc rèn luyện kỹ năng, Tín cũng dày công tìm hiểu về đĩa than. Đến nay, Tín đã có thể luôn tự tin hoàn thành vai trò “người chơi nhạc” một cách hoàn hảo. Nhờ đó, anh cảm nhận chính mình đang ngày càng gần hơn với "quả ngọt" từ niềm đam mê của bản thân.

Hiện nay, số lượng DJ ở Việt Nam khá nhiều, tuy nhiên, nếu nói về người theo đuổi dòng DJ Vinyl thì con số ấy quá hiếm hoi. Hồ Tín tiếp xúc với nghề này cũng là nhờ một lần giao lưu với cộng đồng hiphop Hà Nội, cộng thêm đam mê đĩa than khiến anh quyết định đi theo con đường này.

Anh chia sẻ: “Cộng đồng DJ Vinyl ở Việt Nam rất nhỏ, có thể đếm trên đầu ngón tay mà thôi. Nhưng riêng ở Huế may mắn có mình và một người nữa nên cũng tiện trao đổi, trau dồi kỹ năng”. Lý do khiến ít người chọn đĩa than có lẽ vì số tiền vốn bỏ ra rất lớn, mà tiền kiếm được từ nó lại ít ỏi. Theo kinh nghiệm của anh, để chơi nhạc trong vòng một tiếng, Tín cần khoảng 20 chiếc đĩa than khác nhau, trong đó giá trị một chiếc đĩa rẻ thì 250.000 đồng, đắt thì 1.000.000 đến 1.200.000 đồng, chưa kể tiền mua loa, mua bàn DJ Vinyl.

“Tổng số tiền mình bỏ ra để mua đĩa than đến bây giờ cũng tầm 130-140 triệu đồng. Thế nhưng mỗi lần đi diễn mình chỉ lấy cát-xê bằng... tiền đi lại, ăn uống. Mình làm vì đam mê thôi”, Hồ Tín cười nói. Với anh, nhìn thấy được mọi người lắng nghe, nhún nhảy theo thứ âm thanh mà bản thân tạo ra khiến Tín càng thêm kiên định trên con đường mình đã chọn.

Bài, ảnh: Phạm Phước Châu
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cô học trò nhỏ đam mê robot

Trần Nguyễn Bảo Ngọc, học sinh lớp 5/1, Trường tiểu học Vĩnh Ninh cùng các đồng đội đã vượt qua các đối thủ khi tranh tài tại cuộc thi robot quốc tế - Global Robotics Games dành cho học sinh tiểu học tại Singapore.

Cô học trò nhỏ đam mê robot
Thỏa đam mê & phát triển toàn diện

Để tạo sân chơi lành mạnh cho học sinh sau những giờ học tập căng thẳng, các trường học đã hình thành nhiều mô hình câu lạc bộ (CLB), từ CLB học thuật đến sở thích. Không chỉ thỏa niềm đam mê, rèn luyện các kỹ năng cơ bản, các CLB còn giúp học sinh hình thành năng lực, phẩm chất từ sớm, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

Thỏa đam mê  phát triển toàn diện
Đam mê vượt lên bệnh tật

Giữa tháng 12 vừa qua, tại thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra giải đấu Vietnam Powerlifting Competition (VPC) 2023. Giải đấu có sự góp mặt của nhiều vận động viên trên toàn quốc, trong đó có đội tuyển Powerlifting đến từ Huế, do anh Nguyễn Thanh Vỹ (1997) dẫn dắt. Rời Sài Gòn, các bạn trẻ Cố đô mang theo vinh quang trở về khi cả 4 thành viên đều giành được huy chương. Trong đó, phải kể đến vận động viên (VĐV) Hoàng Trần Trọng An (1999) khi mà mới hơn 2 năm trước, VĐV này vẫn còn tuyệt vọng vì thoát vị đĩa đệm nặng, có nguy cơ liệt vĩnh viễn.

Đam mê vượt lên bệnh tật
Nhà khoa học Huế đam mê nghiên cứu dược chất thiên nhiên

Tại Lễ trao Giải thưởng “L’ORÉAL - UNESCO Vì sự phát triển phụ nữ trong khoa học” năm 2023, PGS.TS. Nguyễn Thị Ái Nhung gây ấn tượng với hình ảnh “rất Huế” khi thuyết trình với quan khách về đề tài nghiên cứu liên quan đến tiềm năng và ứng dụng những cây dược liệu đặc hữu ở tỉnh Thừa Thiên Huế trong hỗ trợ điều trị bệnh phục vụ cho việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Chị là một trong 3 nhà khoa học nữ được L’ORÉAL - UNESCO vinh danh năm 2023.

Nhà khoa học Huế đam mê nghiên cứu dược chất thiên nhiên
Return to top