ClockThứ Hai, 30/11/2020 16:19

Nhiều mô hình hay từ một phong trào

TTH - Sau 5 năm thực hiện, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa (TDĐKXDĐSVH)” và xây dựng nếp sống văn minh đô thị (VMĐT) trên địa bàn TP. Huế tạo sức bền và tính lan tỏa, đóng góp thiết thực, hiệu quả vào phát triển kinh tế của thành phố.

Gắn phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa với thực hiện nếp sống văn minh đô thịMỗi địa phương phải xây dựng một mô hình cụ thểXây dựng mô hình văn hóa đô thị

Sau bão, các lực lượng chức năng và người dân dọn dẹp cây xanh ngã đổ, đảm bảo an toàn giao thông

Phát triển các mô hình hay

Phó Đội trưởng Đội Quản lý đô thị TP. Huế, ông Lê Quang Lân cho rằng, trước đây, tình trạng vi phạm về trật tự đô thị (TTĐT) của các hộ gia đình, hộ kinh doanh, các trường hợp lấn chiếm vỉa hè, lòng đường để kinh doanh, họp chợ tồn tại khá nhiều. Sau khi thực hiện phong trào và gắn việc giữ gìn TTĐT với xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, TTĐT đi vào nề nếp và ổn định.

Theo ông Lân, trong xây dựng và thực hiện các tiêu chí và danh hiệu bình xét, công nhận văn hóa hàng năm, đội phối hợp chặt chẽ với các ban ngành và các địa phương để tổ chức các hoạt động kiểm tra, rà soát, đánh giá các tiêu chí về giữ gìn TTĐT. Nhờ vậy, tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường đã giảm rõ rệt, đường thông hè thoáng và đảm bảo an ninh trật tự và vệ sinh môi trường.

Với sự vào cuộc của các cấp ủy Đảng, cơ sở và các địa phương, phong trào TDĐKXDĐSVH và nếp sống VMĐT được thành phố duy trì và phát triển, có tác động thiết thực đối với xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở, chú trọng phát triển các phong trào xây dựng gia đình - tổ dân phố văn hoá; phong trào xây dựng gương người tốt, việc tốt; xây dựng và thực hiện nếp sống VMĐT... Đặc biệt, việc lồng ghép các tiêu chí về văn hóa, nội dung văn hóa vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm đạt hiệu quả cao. Công tác giữ gìn TTĐT, an toàn giao thông và vệ sinh môi trường, nhất là sau các đợt bão lũ được thành phố triển khai với nhiều kết quả tích cực.

Hằng năm, thành phố đều triển khai tốt công tác bình xét các danh hiệu văn hóa, thực hiện nghiêm túc kiểm tra, công nhận danh hiệu tổ dân phố văn hóa, cơ quan đơn vị văn hóa và tích cực triển khai đề án nếp sống VMĐT trên địa bàn. Giai đoạn 2015 đến nay, đã triển khai bản cam kết chấp hành quy định đốt và rải vàng mã đảm bảo nếp sống VMĐT đến 76.540 hộ gia đình trên toàn địa bàn. Từ năm 2016 đến nay, quỹ "Vì người nghèo" thành phố dành gần 4,4 tỷ đồng đã làm mới 56 ngôi nhà và sửa chữa 46 nhà cho hộ nghèo.

Nhân rộng các điển hình văn hóa

Theo Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Huế Trần Hùng Nam, sức bền và tính lan tỏa của phong trào tạo chuyển biến đáng kể, đóng góp thiết thực, hiệu quả vào phát triển kinh tế, xã hội của thành phố. Văn hóa và VMĐT được đông đảo quần chúng Nhân dân, cán bộ và đảng viên quan tâm hưởng ứng tích cực, tạo sự đồng thuận trong toàn xã hội nhằm xây dựng đô thị Huế theo hướng “di sản, văn hóa, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường”.

Giai đoạn 2021- 2025, thành phố tiếp tục tăng cường công tác xã hội hóa các hoạt động văn hóa, thể thao, duy trì và tổ chức các hoạt động ngày càng hiệu quả. Tiếp tục nhân rộng các điển hình văn hóa, quan tâm đầu tư xây dựng và sửa chữa các thiết chế văn hóa, thể thao ở cơ sở, gắn kết việc phát triển phong trào với xây dựng nếp sống VMĐT thành phong trào chung rộng khắp, làm nền tảng để thúc đẩy kinh tế - xã hội và du lịch của thành phố.

Mục tiêu của thành phố trong 5 năm tới là nâng cao chất lượng phong trào TDĐKXDĐSVH gắn với việc thực hiện nếp sống VMĐT; phát huy nét đẹp truyền thống của con người Huế trong giao tiếp, ứng xử thân thiện, thanh lịch, văn minh, tôn vinh vẻ đẹp của thành phố văn hóa, du lịch theo Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị. Gìn giữ và phát huy các đức tính tốt đẹp của người Huế trong hội nhập và phát triển; đồng thời phát huy vai trò tự nguyện, tự giác xây dựng và thực hiện nếp sống VMĐT của người dân, nhất là quy định về đốt và rải vàng mã, kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm về nếp sống văn minh đô thị.

Giai đoạn 2020- 2025, TP. Huế phấn đấu 100% các hộ gia đình đều được phổ biến, tuyên truyền về xây dựng nếp sống VMĐT; 100% công chức, viên chức và người lao động được phổ biến và nghiêm chỉnh thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và quy ước xây dựng cơ quan văn hóa; trên 95% gia đình đạt chuẩn và giữ vững danh hiệu gia đình văn hóa; 100% hộ gia đình chấp hành tốt quy định về đốt và rải vàng mã trong các tín ngưỡng thờ cúng và khi đưa tang...

Bài, ảnh: Thanh Hương

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận

Năm 2025, TP. Huế tiếp tục xây dựng và phát triển 2 quận của TP. Huế trực thuộc Trung ương trên cơ sở khai thác, phát huy hiệu quả các nền tảng hiện có, thành tựu đã đạt được; đồng thời, khai thác tiềm năng, thế mạnh, lợi thế riêng có để góp phần xây dựng TP. Huế phát triển bền vững.

Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận
Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế

Quyết định số 3979/QĐ-BVHTTDL ngày 10/12/2024 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận "Nghề làm bún Vân Cù" trong Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, thuộc lĩnh vực Nghề thủ công truyền thống. Đây là tiền đề xây dựng hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể với tầm nhìn quốc gia và quốc tế về di sản văn hóa ẩm thực Bún Huế trong thời gian tới.

Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế
Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục

Ngày 18/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện Thông tư số 26/2017/TT-BGDĐT và Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT về quy định quy tắc ứng xử trong các cơ sở giáo dục. Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục
Return to top