ClockThứ Sáu, 21/09/2018 09:46

Kể chuyện dòng sông bằng tranh giấy

TTH - Hình ảnh những con thuyền lênh đênh, mái chèo khua trên nước và cuộc sống lam lũ của cư dân vạn đò đã đi vào nhiều thước phim, bức ảnh. Những khoảnh khắc ấy vừa được thể hiện lại trên tranh giấy với chất liệu màu nước của Dương Nguyên Hoài Nam.

“Cảm ơn dòng Hương”

Mưu sinh

Dương Nguyên Hoài Nam hiện là sinh viên năm thứ tư, Khoa Hội họa của Trường đại học Nghệ thuật Huế. Là một sinh viên học về chuyên ngành nghệ thuật, từ những chuyến đi tìm nguồn cảm hứng, Hoài Nam đã bắt gặp gương mặt dễ thương của một cậu bé miền sông nước lay động đến trái tim mình. Anh quyết tâm tìm hiểu và thực hiện thêm nhiều bức tranh ở nơi đây. Bộ tranh “Chuyện dòng sông” vì thế mà ra đời. Địa điểm nơi anh lên ý tưởng là dòng sông Hương thơ mộng, nơi vẫn còn nhiều mảnh đời mưu sinh với nghề giăng lưới, đánh cá.

Bắt gặp dáng người con ngồi đầu mũi thuyền, anh trăn trở: Đằng sau ánh đèn nhấp nhoáng của phố thị là những đứa trẻ có tuổi thơ không đủ đầy. Chúng chẳng được đến trường chẳng có không gian vui chơi, rồi tương lai chúng sẽ ra sao hay vẫn luẩn quẩn như bố mẹ chúng?

Để thực hiện ý tưởng của mình, Nam đã dày công suy nghĩ, mất khá nhiều thời gian lên bố cục, cách thức thể hiện sao cho phù hợp với thông điệp muốn chuyển tải. Và khi bắt tay vào thực hiện, mỗi bức tranh của anh đã cơ bản hoàn thành vỏn vẹn có hai ngày.

Xem tranh, từng chi tiết chân thực qua từng nét vẽ, cách phối màu của anh khiến cho ta nhìn ngay được những khoảnh khắc lam lũ của người dân nơi đây. Điều ấn tượng nhất chính là, nét mặt của những con người, sự hồn nhiên vô tư của đứa trẻ, nỗi mệt nhọc của kẻ mưu sinh và cả nỗi lo lắng trĩu nặng trong đôi mắt họ.

“Chuyện dòng sông” không chỉ là câu chuyện của riêng ai mà là cả vấn đề của xã hội. Khi nhịp sống đô thị hối hả, bao nhiêu rác, nước thải được xả ra dòng sông một cách bừa bãi. Nguồn thủy sản dần cạn kiệt, mỹ quan đô thị bị ảnh hưởng. Và những trăn trở về phận người, mưu sinh trên sông nước...

Là một người làm nghệ thuật, anh mong muốn chuyển tải những thông điệp ý nghĩa giá trị trong cuộc sống đến với người xem. Ngoài việc hy vọng người dân vạn đò có cuộc sống, thu nhập ổn định, anh còn mong muốn tất cả mọi người hãy bảo vệ, gìn giữ sạch sẽ, trong trẻo vốn có của dòng Hương. Dự định ấp ủ hoàn thành những khoảnh khắc ở đây của anh sẽ được thực hiện tiếp và sẽ có một buổi triển lãm mang tên “Chuyện dòng sông”.

Lâm Trúc

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giữ cho những dòng sông luôn sạch

Dòng sông Hương trong xanh, êm đềm trôi qua lòng TP. Huế đã trở thành một biểu tượng đặc trưng của vùng đất Cố đô. Đằng sau hình ảnh nên thơ ấy là sự cống hiến âm thầm của những người công nhân môi trường ngày ngày vớt rác, để giữ gìn vẻ đẹp tự nhiên và sự trong lành cho sông Hương cũng như các dòng sông khác tại Huế.

Giữ cho những dòng sông luôn sạch
Ý tưởng sáng tạo từ tình yêu các dòng sông xứ Huế

Sinh ra và lớn lên ở Huế, Nguyễn Đình Nhật Nguyên luôn có tình yêu tha thiết với vùng đất quê hương. Từ niềm trăn trở khi chứng kiến các dòng sông ở Huế thơ mộng nhưng lượng bèo lục bình nổi trôi trên mặt sông đã làm mất đi vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiên, Nguyên đã cùng nhóm bạn bắt tay thực hiện dự án mang tên A.N Paper – Sản xuất giấy từ bèo lục bình.

Ý tưởng sáng tạo từ tình yêu các dòng sông xứ Huế
Miên man với dòng sông “mưa trong nắng đục”

Mới đây, trên Thừa Thiên Huế Online có bài viết “An Cựu - Dòng sông tuổi thơ tôi” của tác giả Dương Đăng Bảo Khánh. Sau khi đọc bài, có bạn đọc gửi thư đề nghị tòa soạn lý giải giúp vì sao sông An Cựu lại “nắng đục mưa trong”?

Miên man với dòng sông “mưa trong nắng đục”
Kể chuyện di sản Huế bằng hội họa

Hơn 12 năm cầm cọ, Nguyễn Đình Việt (SN 1989, Hà Tĩnh) đã đại diện nhóm họa sĩ trẻ Việt Nam tham gia Triển lãm nhóm tại KTG Gallery Hamburg, Đức (năm 2015) và Triển lãm nhóm @Art NewGen tại TP. Songkhla, Thái Lan (năm 2021) để lại nhiều dấu ấn nghệ thuật trong lòng bạn bè quốc tế và các nhà sưu tập.

Kể chuyện di sản Huế bằng hội họa
Return to top