ClockChủ Nhật, 17/12/2023 07:53
TUẦN LỄ ÂM NHẠC QUỐC TẾ HUẾ 2023:

Không gian của âm nhạc & di sản

Đặc sắc đêm khai mạc Tuần lễ Âm nhạc Quốc tế Huế 2023Không để xảy ra sự cố điện tại Tuần lễ âm nhạc Quốc tế Huế 2023Limebócx - đại diện Hà Nội với phong cách "tân cổ" độc đáo

Di tích Ngọ Môn lung linh, huyền ảo với màn trình diễn ánh sáng 

Sôi động, truyền cảm hứng

Diễn ra từ ngày 8 - 12/12 tại Quảng trường Ngọ Môn, Tuần lễ Âm nhạc Quốc tế Huế 2023 là chương trình có quy mô lớn lần đầu tiên tổ chức với sự tham gia và góp mặt của của các nghệ sĩ nổi tiếng đến từ 5 quốc gia. Âm nhạc đương đại, công nghệ trình diễn ánh sáng và 3D Mapping hấp dẫn, di tích Ngọ Môn, lầu Ngũ Phụng lung linh, huyền ảo… mê hoặc tất cả khán giả có mặt tại các đêm diễn. Không chỉ đem đến cho công chúng những phần trình diễn đặc sắc của các nghệ sĩ trong nước và quốc tế, đây còn là điểm hẹn văn hóa độc đáo của các nghệ sĩ thị giác và âm thanh.

Nữ tác giả, nhạc sĩ và ca sĩ trẻ tài năng trên sân khấu âm nhạc vùng Wallonie – Bruxelles (Bỉ) – ca sĩ Rori đưa khán giả du ngoạn trong một thế giới pha trộn nhiều màu sắc, nêu bật sự khoáng đạt và tình yêu âm nhạc. Các tiết mục của “ngôi sao đang lên” trong làng nhạc Jazz Hàn Quốc Young Joo Song khiến công chúng không chỉ trầm trồ trước tài năng của các nghệ sĩ, mà còn được trải nghiệm phong cách đa dạng với những giai điệu đầy sắc màu, nhịp điệu pha trộn mà thể loại nhạc Jazz mang lại.

Với những tiết mục sôi động, phóng khoáng nhưng cũng đầy sâu lắng đúng chất văn hóa Mỹ, nữ ca sĩ Adrienne Mack-Davis và DJ 32 French (Mỹ) “phiêu” với người xem bằng những giai điệu mạnh mẽ của dòng nhạc soul và RnB kết hợp với HipHop Dance. Ca sĩ, nhà sáng tác nhạc Malik Djoudi (Pháp) mang dòng nhạc Pop điện tử của Pháp đến Tuần lễ Âm nhạc Quốc tế Huế 2023 bằng phong cách biểu diễn hạn chế nhạc cụ, để ca từ và cảm xúc nghệ sĩ được hiển lộ và đồng điệu cùng người nghe tại đêm diễn.

Các nghệ sĩ Việt Nam, như: Trọng Hiếu, Thanh Lan, Huy Thành, Chí Hiếu… cùng vũ đoàn The Lyricist, RedLight Band khiến khán giả trẻ thích thú hò reo với các tiết mục vũ đạo sôi động. Với nghệ sĩ trong nước, đây không chỉ là sân chơi âm nhạc mà còn là nơi giới thiệu những sản phẩm đến công chúng, đặc biệt là bạn bè quốc tế.

Đại diện ban nhạc Jazz Hàn Quốc bày tỏ, “lễ hội mang đến nhiều cảm xúc đặc biệt, chúng tôi không chỉ được kết nối với khán giả Việt Nam mà còn có thêm những người bạn cùng sở thích, đam mê và thật ý nghĩa khi được biểu diễn trong không gian của di sản Huế”.

Đêm của cảm xúc

Tuần lễ Âm nhạc Quốc tế Huế 2023 kết thúc với Huế by Light - The Live Show - một buổi trình diễn âm thanh và ánh sáng đặc sắc, biểu tượng cho sự giao lưu văn hóa giữa hai nước Pháp - Việt, khép lại chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Pháp và Việt Nam, do Đại sứ quán Pháp phối hợp với tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức vào tối 12/12.

“Buổi trình diễn không thể quên”, Một buổi hòa nhạc độc đáo” là những mỹ từ mà khán giả dành cho “Huế by Light - The Live Show” do ê kip AC3 Studio sản xuất. Tại chương trình, Sébastien Tellier - nhạc sĩ, ca sĩ, nhà soạn nhạc nổi tiếng người Pháp kết hợp với nhóm nhạc Việt Nam Limebócx. Đó là sự pha trộn giữa nhạc điện tử và âm nhạc truyền thống Việt Nam cùng màn trình diễn ánh sáng (3D mapping) “hút” hàng vạn khán giả đắm chìm vào phần trình diễn âm thanh, ánh sáng đầy mê hoặc được trình chiếu trên bề mặt kiến trúc của di tích Ngọ Môn, lầu Ngũ Phụng.

Hệ máy chiếu với cường độ sáng 300.000 lumens, một sơ đồ kỹ thuật hoàn chỉnh và một hệ thống âm thanh cao cấp giúp cho buổi biểu diễn trở nên hoàn hảo. Những hình ảnh 2D, 3D siêu thực, được thiết kế đồ họa dành riêng cho Đại Nội, đồng bộ với các sáng tạo âm nhạc. Huế by light - The live show với chủ đề “Bốn mùa”, lấy cảm hứng từ những bức tranh tứ bản xuất hiện trong nghệ thuật Pháp và Việt Nam, thể hiện sự giao thoa tinh tế giữa phong cách Art Nouveau và Art Déco.

Tham gia “Chuyến hành trình du ngoạn” qua bốn mùa trong năm tại Huế by light - The live show, khán giả như được hòa mình vào bức tranh văn hóa và nghệ thuật đa sắc màu của cả hai quốc gia. Với mùa hè vàng, phô diễn vẻ đẹp vương hoàng, cao quý; mùa thu hồng ngọc thơ mộng, cuốn hút; mùa đông ngọc trai hòa quyện, độc đáo và mùa xuân ngọc bích biểu tượng của sự hồi sinh, sự hài hòa tuyệt vời giữa hai biểu tượng Rồng và Phượng. Chương trình kết thúc bằng hình ảnh muôn hoa nở rộ, đất trời biến đổi, xoay vần uyển chuyển để chào đón mùa xuân.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình cho biết: Là điểm nhấn của Lễ hội mùa Đông Festival Huế 2023, chương trình nhằm định hướng cho việc hình thành và phát triển một sự kiện âm nhạc đương đại mới tại Thừa Thiên Huế. Qua đó, góp phần phát triển du lịch địa phương, tạo điều kiện cho các nghệ sĩ trong nước và quốc tế giao lưu, trình diễn, mở ra cơ hội cho việc khai thác và phát triển công nghiệp văn hóa trong tương lai. “Sự kiện lần này cũng là dịp để thử nghiệm mô hình âm nhạc trẻ, sôi động để tạo sân chơi mới, thu hút du khách với mong muốn Huế có thể tổ chức rất nhiều hoạt động trong các mùa dưới bất kỳ thời tiết nào”, ông Bình nói.

Với nhiều khán giả và công chúng yêu âm nhạc, lễ hội âm nhạc lần này đã trở thành một điểm nhấn văn hóa đương đại đầy ấn tượng của Cố đô.

Bài, ảnh: Liên Minh
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hát về tình yêu Cố đô

Tối 26/12 tại khuôn viên Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao thành phố Huế diễn ra chương trình ca nhạc với chủ đề “Tôi yêu Huế” do Hội Âm nhạc, Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tỉnh và Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao thành phố Huế tổ chức.

Hát về tình yêu Cố đô
Nơi di sản “gặp gỡ” công nghệ

“Đế Đô Khảo cổ ký” - Dự án tiên phong trong việc kết hợp công nghệ và di sản hứa hẹn mở ra hướng phát triển mới cho công nghiệp văn hóa tại Việt Nam.

Nơi di sản “gặp gỡ” công nghệ
Hào quang thành phố di sản của Việt Nam

Việc xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế thành thành phố trực thuộc Trung ương là quá trình nỗ lực, phấn đấu lâu dài từ năm 1996 của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thừa Thiên Huế. Và sau gần 30 năm, giờ đây ước nguyện và niềm mong mỏi ấy đã trở thành hiện thực.

Hào quang thành phố di sản của Việt Nam
Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế

Quyết định số 3979/QĐ-BVHTTDL ngày 10/12/2024 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận "Nghề làm bún Vân Cù" trong Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, thuộc lĩnh vực Nghề thủ công truyền thống. Đây là tiền đề xây dựng hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể với tầm nhìn quốc gia và quốc tế về di sản văn hóa ẩm thực Bún Huế trong thời gian tới.

Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế

TIN MỚI

Return to top