ClockChủ Nhật, 02/06/2024 13:07

Lan tỏa vẻ đẹp Huế qua những bức tranh

TTH - Sinh ra và lớn lên ở xã Hải Dương (TP. Huế), Đào Nguyên Tài (sinh năm 2002), sinh viên Khoa Mỹ thuật ứng dụng, Trường đại học Nghệ thuật Huế đã lặng lẽ thể hiện tình yêu đối với Huế qua những đường nét, màu sắc, hình ảnh. Những tác phẩm hội họa đầy tâm huyết và sáng tạo của Tài đã góp phần lan tỏa vẻ đẹp vùng đất núi Ngự sông Hương.

Sông Hương cảm hứng sáng tạo của các họa sĩ PhápHơn 200 tác phẩm ký họa về cảnh đẹp Phú LộcKý họa A Lưới để thêm yêu văn hóa Cố đô

 Trường Quốc Học Huế qua nét vẽ của Đào Nguyên Tài

Từ những ngày học ở trường làng, vẻ đẹp miền quê, các tranh minh họa trong sách giáo khoa, truyện thiếu nhi và những bài tập vẽ đầu tiên đã cuốn hút Tài. Tình yêu hội họa lớn dần. Tốt nghiệp cấp 3, chàng trai ấy thi vào chuyên ngành Mỹ thuật đa phương tiện, thuộc Khoa Mỹ thuật ứng dụng, Đại học Nghệ thuật Huế để thỏa mãn niềm đam mê của mình.

Sau những buổi học lý thuyết, Tài đi trải nghiệm quanh các di tích, danh lam, cảnh đẹp xứ Huế. Đi để tìm hiểu, chụp ảnh, ghi chép làm đề tài, cảm hứng sáng tạo. Tài chia sẻ: “Ở Huế có rất nhiều địa điểm để khám phá. Tự hào là người con xứ Huế nên em muốn thể hiện tình yêu của mình qua những tác phẩm hội họa. Được thả hồn vào những bức tranh, được sống cùng Huế qua những đường nét, màu sắc… em cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa và thú vị hơn”.

 Ga Huế trong tranh của Đào Nguyên Tài

Tìm cảm hứng sáng tạo, thu vào trong máy ảnh cảnh và người xứ Huế, đêm về, chàng trai trẻ ấy say sưa bên máy tính, bảng vẽ để hoàn thành những bức tranh minh họa đặc sắc. Cảnh sắc thiên nhiên, chùa chiền, những công trình kiến trúc trong Quần thể di tích Cố đô Huế mang đậm dấu ấn văn hóa, lịch sử trên vùng đất núi Ngự sông Hương là đề tài trở đi trở lại trong tác phẩm hội họa của Đào Nguyên Tài. Có một xứ Huế thật ấn tượng và nên thơ trong những bức tranh muôn màu của chàng họa sĩ trẻ này. Dòng tranh mà Tài đang theo đuổi là tranh minh họa. Theo Tài, khó nhất trong quá trình vẽ là sử dụng màu sắc sao cho phù hợp với từng đường nét, hình ảnh; chi tiết hài hòa làm nổi bật được cái hồn của tác phẩm. Để hấp dẫn người xem, Tài thường xuyên cập nhật những xu thế thẩm mỹ mới, mang hơi thở cuộc sống.

Những tác phẩm hội họa của Tài mang đậm phong vị Huế. Điều đó cho thấy qua sắc màu, đường nét cái tình yêu mà chàng trai trẻ dành cho vùng đất quê hương sâu nặng đến nhường nào. Tại lễ hội Fetival Huế, tham gia cuộc thi thiết kế nón lá Huế, Tài đã đoạt giải Ba với tác phẩm “Hương vị quê nhà”, vẽ hình ảnh người phụ nữ với đôi bàn tay khéo léo chế biến những món ăn đậm đà hương vị Cố đô.

Đắm mình vào những cảnh sắc thiên nhiên trong mỗi lần trải nghiệm, Tài lại càng thêm yêu Huế. Vì thế, với mong muốn lan tỏa vẻ đẹp và mang vùng đất Cố đô đến gần hơn với du khách gần xa, Đào Nguyên Tài đã dồn tất cả tài năng và niềm đam mê của mình thực hiện bộ tranh mang tên “Huế ơi”. Tác phẩm “Huế ơi” bao gồm 8 bức tranh cộng với một bức về bản đồ Huế. Những cảnh đẹp, di tích lịch sử, địa điểm du lịch như Đại Nội, ga Huế, cửa Quảng Đức. trường Quốc Học, chùa Linh Mụ, làng hương Thủy Xuân… được Tài lựa chọn đưa vào các bức tranh của mình.

Chàng trai trẻ tâm sự: “Em nghĩ mình là người con của Huế thì phải làm gì đó để cho nhiều người biết đến Huế hơn. Em đi từng địa điểm tìm hiểu, khám phá vẻ đẹp để vẽ và phải mất gần 3 tháng mới hoàn thành bộ tranh này”. Mỗi nét vẽ là một tấc lòng, mỗi bức tranh là một thông điệp về niềm yêu thương, thái độ trân trọng những nét văn hóa mang giá trị rất riêng trên vùng đất Cố đô. Bộ tranh “Huế ơi” của Tài đã xuất sắc đoạt giải và có mặt tại cuộc Triển lãm mỹ thuật sinh viên Trường đại học Nghệ thuật Huế tháng 1 năm 2024 tạo ấn tượng đẹp trong lòng người xem.

Nét đặc sắc dòng tranh minh họa của Nguyên Tài là bạn trẻ này đã vẽ hình ảnh Huế kèm theo lời chú giải trên những tấm bưu thiếp, tấm cạc xinh xắn có lời chú giải đặt ở các homestay, các điểm du lịch nhằm lan tỏa vẻ đẹp, tôn vinh Huế đến du khách gần xa.

Thầy Hoàng Minh Tuyến, Trường đại học Nghệ thuật Huế chia sẻ: “Tôi đánh giá cao khả năng tư duy thiết kế của Đào Nguyên Tài. Những bức tranh của Tài đã thể hiện rõ tình yêu đối với các giá trị văn hóa Huế và đây cũng là cách để các bạn trẻ lan tỏa vẻ đẹp văn hóa Huế đến với mọi người”.

Hương Đồng
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lan tỏa những hành động đẹp

Qua gần 5 năm triển khai các hoạt động, phong trào xây dựng TP. Huế “Văn minh - Thân thiện - An toàn - Giàu bản sắc”, nhiều cơ quan, đơn vị, địa phương, câu lạc bộ, đội, nhóm… trên địa bàn thành phố tích cực tham gia, góp phần xây dựng Huế ngày càng sáng - xanh - sạch - đẹp - văn minh.

Lan tỏa những hành động đẹp
Đa dạng hình thức lan tỏa văn hóa đọc

Diễn ra trong vòng hơn 6 tháng, cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc năm 2024 được Thư viện Tổng hợp Thừa Thiên Huế tổ chức đã thu hút đông đảo học sinh trên toàn tỉnh tham gia, với con số vô cùng ấn tượng hơn 16.300 bài dự thi đến từ 120 trường.

Đa dạng hình thức lan tỏa văn hóa đọc
Lan tỏa mạnh mẽ tình yêu biên cương Tổ quốc

Được các địa phương, cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh sôi nổi, hưởng ứng, tham gia; là hoạt động có sức lan tỏa mạnh mẽ, tạo đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn thể cán bộ, đảng viên và Nhân dân về truyền thống đoàn kết quân - dân, truyền thống anh hùng của Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh qua 60 năm xây dựng, chiến đấu, trưởng thành và phát triển, là thành công của các cuộc thi.

Lan tỏa mạnh mẽ tình yêu biên cương Tổ quốc
NGÀY PHÁP LUẬT VIỆT NAM 9/11:
Lan tỏa tinh thần thượng tôn pháp luật

Hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam (9/11), các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh triển khai nhiều hoạt động nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; tạo sự đồng thuận của Nhân dân đối với các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Lan tỏa tinh thần thượng tôn pháp luật
Áo dài & hành trình lan tỏa

“Tri thức may, mặc áo dài Huế” vừa được ghi danh, trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia sau một thời gian dài với rất nhiều các hoạt động bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị của chiếc áo dài truyền thống ở vùng đất kinh kỳ.

Áo dài  hành trình lan tỏa

TIN MỚI

Return to top